Trong vụ việc mới nhất, trình duyệt Internet tích hợp trên điện thoại của hãng Xiaomi bị cho rằng đã thu thập các thông tin người dùng và gửi những dữ liệu này tới máy chủ ở Singapore và Nga… Tuy nhiên theo tìm hiểu của chúng tôi, trường hợp Xiaomi không phải là duy nhất trong thế giới Internet ngày nay đầy các cạm bẫy và chiêu thức thu thập dữ liệu người dùng.

Theo dõi từng hành vi người dùng…

Chị Hoa (làm việc tại Công viên phần mềm Quang Trung, TPHCM) thỉnh thoảng vẫn sử dụng Google để tìm kiếm. Một ngày chị bất giác giật mình, không hiểu sao những gì chị tìm kiếm trên Google thì khi lướt Facebook chị gặp ngay những mẫu quảng cáo về các loại sản phẩm, dịch vụ chị vẫn tìm kiếm trên Google.

“Mới search trên Google, khi sang Facebook là thấy quảng cáo hiện lên đầy. Ví dụ search hoa hồng leo, khi sang lướt Facebook thì thấy hiện ra cả đống quảng cáo bán cây hồng luôn”, chị Hoa cho biết.

Một tình huống khác, khi chị Hoa click vào các mẫu quảng cáo về dịch vụ spa trên Facebook, “thì y như rằng sau đó hiện lên quá trời các spa, thậm chí hiện cả bên ứng dụng Facebook Messenger khi mình chuyển sang chat với bạn bè bên đó”, chị Hoa cho biết thêm.

Trường hợp hiện quảng cáo như chị Hoa kể, được anh Trần Thanh Hiệp – quản trị diễn đàn Tinhte.vn – lí giải rằng, đó là cách đề xuất quảng cáo thông qua trình duyệt. Có thể khi chị Hoa vào Google để tìm kiếm đã sử dụng một trình duyệt Internet nào đó, sau đó cũng sử dụng trình duyệt này để vào Facebook, cho nên các quảng cáo được đặt hàng theo trình duyệt cũng sẽ bám theo hành vi, sở thích tìm kiếm của người dùng khi tiếp tục sử dụng trình duyệt đó.

“Chứ không có nghĩa trong trường hợp này Google và Facebook có thể đồng bộ dữ liệu với nhau”, anh Hiệp nói. Tuy nhiên giữa Facebook và Facebook Messenger thuộc cùng một doanh nghiệp nên dữ liệu đồng bộ được với nhau, cho nên chị Hoa “được” xem quảng cáo spa ở cả hai bên.

Và dường như nghe lén

Trường hợp chị Phương (hiện làm việc tại một đơn vị vận hành ví điện tử) kể còn… ma mị và gây ám ảnh hơn. “Một lần tôi cùng ngồi ăn tối với người bạn và chúng tôi bàn với nhau việc sẽ đi học đàn piano. Sáng hôm sau, vừa mở mắt vớ lấy điện thoại lướt Facebook đã thấy hiện lên những mẫu quảng cáo chỗ bán đàn và dạy đàn. Ghê thật!”, chị Phương cho biết.

nguoi dung chay troi khong khoi nang bi thu thap du lieu

Các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội đều thu thập dữ liệu người dùng. Ảnh: Thế Lâm.

Từ sau lần ấy, chị Phương có cảm giác không còn an toàn đối với việc sử dụng mạng xã hội. Theo chị, trong khi cùng bạn ngồi ăn tối dù không mở ứng dụng Facebook hay sử dụng điện thoại nhưng trên thực tế, nhiều ứng dụng trên điện thoại vẫn chạy ngầm có thể ghi nhận âm thanh và ngốn băng thông Internet để đồng bộ dữ liệu về máy chủ mà người dùng không hề hay biết, cứ tưởng một khi không sử dụng điện thoại là hoàn toàn “bình yên”.

Các mẫu quảng cáo về chỗ bán đàn và dạy đàn nhắc đi nhắc lại nhiều lần trên điện thoại của chị Phương. Song chị nhất quyết không click vào xem bất cứ mẫu quảng cáo nào nên cuối cùng chúng tự biến mất.

Theo anh Trần Thanh Hiệp, có những ứng dụng khi người dùng tải về cài lên máy và mỗi lần mở ra sử dụng còn yêu cầu quyền được xem danh bạ, hình ảnh, quyền giám sát camera và thậm chí cả quyền truy cập microphone… “Nhiều người dùng không biết nên đồng ý, sau đó họ có bị nghe lén không cũng chẳng mấy người biết rõ…”, anh Hiệp cho biết.

nguoi dung chay troi khong khoi nang bi thu thap du lieu Người dùng “chạy trời không khỏi nắng” bị thu thập dữ liệu

Trong vụ việc mới nhất, trình duyệt Internet tích hợp trên điện thoại của hãng Xiaomi bị cho rằng đã thu thập các thông tin ...

Ngày đăng: 10:56 | 07/05/2020

/ laodong.vn