Ông Lê Minh Hưng khẳng định, xử lý theo quy định của pháp luật và bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của người gửi tiền, của khách hàng.

Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (đoàn Ninh Thuận) đặt ra vấn đề, dù xảy ra không nhiều nhưng đã có những khách hàng đột nhiên mất tiền trong tài khoản, vậy thì Ngân hàng nhà nước sẽ có chỉ đạo như thế nào để mang lại niềm tin cho khách hàng?

Ông Lê Minh Hưng - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thừa nhận có sự việc như Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương nêu. Sau khi có thông tin liên quan đến vụ việc phát sinh tại các tổ chức tín dụng, như các vụ liên quan đến tiền gửi tiết kiệm và thanh toán thẻ, Ngân hàng nhà nước đã chỉ đạo các Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố thực hiện công tác thanh tra và kiểm tra.

Làm rõ và xác minh thông tin và đồng thời yêu cầu các cơ quan tổ chức tín dụng có liên quan phải phối hợp với cơ quan điều tra để điều tra làm rõ và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật và bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của người gửi tiền, của khách hàng.

Đã từng có phản ánh khách hàng bị mất tiền trong tài khoản tại Agribank. ảnh: Báo Đồng Nai.

Đồng thời với việc đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã yêu cầu các tổ chức tín dụng xây dựng các biện pháp kiểm soát và giảm thiểu các hành vi phạm tội trong lĩnh vực ngân hàng, chỉ đạo công tác tổ chức tín dụng về tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định về phòng ngừa các hành vi vi phạm.

Đã yêu cầu các tổ chức tín dụng phải tập trung để rà soát triệt để các quy trình kiểm tra và kiểm soát nội bộ, công tác quản lý rủi ro, tăng cường các hoạt động an ninh, an toàn kho quỹ và trụ sở các phòng giao dịch của các tổ chức tín dụng để phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm như vừa qua có xảy ra một số hiện tượng cướp ở các chi nhánh và các phòng giao dịch.

Bên cạnh đó, tập trung nâng cao ý thức cảnh giác và trách nhiệm của cán bộ các ngân hàng thương mại trong toàn ngành. Đã yêu cầu các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện rà soát và đảm bảo cán bộ nhân viên của ngân hàng thực hiện đúng các quy định trình tự, thủ tục nội bộ của từng tổ chức.

Đặc biệt, nêu cao trách nhiệm trong việc rà soát và chất lượng cán bộ, nâng cao đạo đức nghề nghiệp và công tác đào tạo nâng cao quy trình nghiệp vụ cho cán bộ và phải thường xuyên luân chuyển cán bộ ở những vị trí trực tiếp liên quan đến giao dịch với khách hàng để đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Tổ chức tín dụng cũng được yêu cầu phải thường xuyên công bố công khai các thông tin quy trình nghiệp vụ và các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, nâng cao công tác ý thức cảnh giác của khách hàng về bảo mật thông tin cá nhân để phòng ngừa các hành vi chiếm đoạt tài sản của các đối tượng xấu.

“Đặc biệt, chúng tôi chỉ đạo nghiêm túc xử lý nghiêm các quy định pháp luật trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

Vừa qua, công tác tăng cường hành vi phòng ngừa vi phạm đã thực hiện rất quyết liệt và chúng tôi nghĩ rằng với những biện pháp phòng ngừa như vậy thì sẽ hạn chế các vụ việc phát sinh trong thời gian tới”, ông Hưng nói.

Làm sao để người gửi tiền nhận biết ngân hàng yếu kém?

Đại biểu Tô Thị Bích Châu (Thành phố Hồ Chí Minh): Chính sách cho phép phá sản ngân hàng về lâu dài là một cách tiếp cận đúng với tổ chức tín dụng yếu kém và giúp huy động lại nguồn lực cho nền kinh tế thị trường, tuy vậy cách làm hiện nay vẫn còn gây nhiều lo ngại, đã có nhiều ý kiến xung quanh mức tiền gửi 75 triệu đồng, tính nhạy cảm về dây chuyền của hệ thống. Làm sao để người gửi tiền nhận biết đâu là ngân hàng yếu kém?

Trước băn khoăn này của đại biểu, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, trong bất cứ trường hợp nào các phương án xử lý các tổ chức tín dụng đều phải đặt mục tiêu đầu tiên an toàn hệ thống, củng cố lòng tin của người dân vào hệ thống ngân hàng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và không để gây đổ vỡ ngoài tầm kiểm soát.

“Trong những trường hợp cụ thể trong dự thảo luật, chúng tôi đã báo cáo là kiến nghị Quốc hội xem xét để có những giải pháp đặc biệt để xử lý trong những tình huống đặc biệt đều thực hiện theo mục tiêu đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, người gửi tiền và đảm bảo được an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng”, ông Hưng cho biết.

Theo Thống đốc, trong thời gian tới với việc tăng cường công tác cơ cấu lại và thanh tra, giám sát ngân hàng thì chất lượng hoạt động của ngân hàng sẽ đảm bảo mục tiêu an toàn và ổn định hơn.

Đồng thời trong quá trình đó các quy định về kiểm tra, kiểm soát nội bộ cũng như tăng cường công tác thanh tra, giám sát của Ngân hàng nhà nước cũng đều thực hiện mục tiêu để đảm bảo an toàn lành mạnh, chúng tôi có những công cụ khác nhau để đánh giá được thực trạng cũng như kiểm soát được tình hình và đảm bảo không có những đổ vỡ ngoài tầm kiểm soát.

“Chúng tôi cũng đã yêu cầu các tổ chức tín dụng phải công khai, minh bạch hoạt động của mình thông qua việc phải niêm yết trên thị trường vốn, trên thị trường chứng khoán để công bố công khai các báo cáo tài chính và hàng năm phải công bố báo cáo kiểm toán độc lập.

Đây là những thông tin để xác định được tình hình hoạt động của các ngân hàng phục vụ cho nhu cầu đầu tư cũng là gửi tiền của người gửi tiền”, ông Hưng cho biết.

3 tỷ USD chuyển mua nhà ở Mỹ: "Không có cơ sở"

"Không có cơ sở nào cho thấy đây là con số chuyển tiền mua nhà ở Mỹ".

Nhà ở xã hội nằm trên giấy vì chưa có vốn

Sáng nay (17.11), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng tiếp tục trả lời chất vấn về vấn đề nhà ở xã hội. ...

Thống đốc: Thiệt hại giao dịch thẻ ở Việt Nam bằng một phần ba thế giới

Thừa nhận gian lận thẻ có chiều hướng gia tăng, song Thống đốc cho biết mức thiệt hại ở Việt Nam chỉ bằng một phần ...

Thống đốc Ngân hàng: Lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm

Thống đốc Ngân hàng khẳng định, chúng ta có thể thực hiện giữ ổn định lãi suất và giảm được lãi suất cho vay thời ...

(http://giaoduc.net.vn/Kinh-te/Nguoi-dan-dot-ngot-mat-tien-trong-tai-khoan-Thong-doc-noi-gi-post181464.gd)

Ngày đăng: 08:59 | 18/11/2017

/ Theo DIệu Linh/Giáo dục Việt Nam