“Người đàn bà thép” 20 năm dạy võ cho 20.000 binh sĩ.
Seema Rao năm nay 49 tuổi, bà là HLV đặc công nữ duy nhất ở Ấn Độ. Được biết đến với biệt danh “wonder woman” vì những điều bà làm thực sự khác biệt và không hề giống với những điều mà một người phụ nữ bình thường hay làm.
Bỏ nghề y theo nghề võ
Bà Seema Rao lẽ ra đã có một công việc ổn định ở bệnh viện. Bà tốt nghiệp trường Y và nhiều bệnh viện sẵn sàng đón bà về. Tuy nhiên, bà lại không thích một công việc như thế, bà thích những thứ đầy thử thách. Bà theo đuổi sự nghiệp võ thuật. Bà Rao là một võ sĩ Taekwondo đai đen. Không chỉ như vậy, bà còn theo học nhiều môn khác nhau như Boxing, leo núi, bắn súng, lặn,…
Bên cạnh đó, bà cũng là một trong những người hiếm hoi trên thế giới thành thạo Jeet Kune Do – môn võ do Lý Tiểu Long tạo nên vào năm 1967.
Với sự thông thạo nhiều môn võ khác nhau, bà Rao được mời về để trao đổi kỹ năng võ thuật với các cảnh sát. tại đây, bà đã khiến tất cả ấn tượng với kỹ năng võ thuật đặc biệt của mình. Sau đó, bà được mời huấn luyện cho cảnh sát ở địa phương. Dạy ở đâu bà cũng cho thấy sự hiệu quả của mình.
Bà được mời về Mumbai để huấn luyện cho cảnh sát ở đây. Suốt 20 năm qua, bà huấn luyện cho cảnh sát chỉ bằng niềm đam mê của mình. Bà không nhận bất cứ đồng lương nào. Ai ai cũng kính nể bà vì không chỉ giỏi về chuyên môn, bà còn tận tâm và nhiệt tình.
Nói về khả năng của bà, không chỉ thông thạo nhiều môn võ, bà Rao còn có thể bắn bay một quả táo đặt trên đầu người khác bằng súng AK từ khoảng cách gần 70m, bắn 5 viên đạn súng lục 9mm vào mục tiêu trong vòng chưa đầy 2 phút… Ngoài ra với việc thành thạo Jeet Kune Do, bà cũng được phải dạy môn võ này tại Ấn Độ.
Trong cuộc đời, bà Seema Rao chưa hề lùi bước trước bất cứ khó khăn nào. Bà đã huấn luyện cho hơn 20.000 đặc công tinh nhuệ của Ấn Độ bằng niềm đam mê võ thuật cháy bỏng của mình.
Hy sinh tất cả vì đam mê
Những ngày đầu khi đi dạy võ, bà và chồng sống một cuộc sống đầy khó khăn, phải tiết kiệm từng đồng. Mặc dù cuộc sống khó khăn nhưng chưa bao giờ bà lấy một đồng lương nào từ việc huấn luyện. Cuộc sống của bà liên tục gặp sóng gió. Bà bị mất đứa con gái đầu lòng. Sau đó, bà và chồng đã quyết định không sinh con nữa vì sợ việc sinh con làm ảnh hưởng đến thể chất và công việc của bà. Bà Rao cũng chồng nhận nuôi một cô con gái.
Những nguy hiểm là điều mà bà Rao phải đối mặt trong cuộc sống. Một lần bà bị tấn công và gần như mất trí nhớ. Thật may mắn, Seema Rao đã bình phục và tiếp tục công việc của mình. Những khó khăn không thể làm bà mất đi niềm đam mê với việc dạy võ.
Năm 2003, bà mở Học viện Huấn luyện Chiến đấu ở Mumbai Trường của bà thường nhận đào tạo các kỹ năng tự vệ, bảo vệ an toàn tính mạng cá nhân khi bị kẻ khác tấn công cho các tập đoàn, các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bà vẫn tiếp tục nhận lời mời huấn luyện chiến sĩ ở những nơi trọng yếu của Ấn Độ. Kể từ lúc này, cuộc sống của bà mới có nguồn thu nhập ổn định.
Những cống hiến của bà Rao đã giúp bà nhận được rất nhiều những giải thưởng lớn nhỏ như Giải thưởng Hòa bình Thế giới do Thủ tướng Malaysia trao tặng hay Giải Cống hiến do Tổng thống Mỹ khen tặng.
Seema Rao dù đã lớn tuổi nhưng vẫn miệt mài làm công việc dạy võ. Ở độ tuổi này, mấy ai còn giữ được đam mê và cống hiến như bà.
|
Hành trình võ thuật dị thường của “Tay đấm địa ngục” Francis Ngannou Mới đâu trên Sirius MX, võ sĩ Francis Ngannou – người đang giữ kỷ lục có cú đấm mạnh nhất hành tinh chia sẻ hành ... |
4 hot girl võ thuật: Người có 16 HCV karate, kẻ biết múa côn nhị khúc Những cô gái này không chỉ có ngoại hình ưa nhìn, mà còn giành nhiều thành tích ở môn võ mình theo đuổi. |
Ngày đăng: 21:39 | 18/03/2019
/ http://danviet.vn