Vô tình bắt gặp một người mẹ trẻ đi “bỏ con” tại bệnh viện, bà Nguyễn Thị Nhiệm (thôn Đồi Cốc, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội) đã quyết định phải “làm điều gì đó” cho những đứa trẻ bất hạnh ấy.

Vô tình bắt gặp một người mẹ trẻ đi “bỏ con” tại bệnh viện, bà Nguyễn Thị Nhiệm (thôn Đồi Cốc, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội) đã quyết định phải “làm điều gì đó” cho những đứa trẻ bất hạnh ấy.

Từ đó đến nay đã hơn 10 năm, bà Nhiệm cặm cụi mỗi ngày làm công việc nhiều người dị nghị: đi xin những hài nhi xấu số ở khắp nơi về chôn cất.

“Còn con, còn của”

Chẳng có người mẹ nào trên trái đất này quên được thời khắc sinh ra đứa con bé bỏng của mình. Còn với bà Nhiệm, cái ngày không thể quên là khi bà nhận ra có những sinh linh vô tội bị tước đoạt sự sống khi còn chưa cất tiếng khóc chào đời.

“Tôi đi viện, đưa người nhà đi sinh. Không may gặp một cháu đi bỏ, tầm 6 tháng. Lúc đấy tôi bảo cháu: “Cháu ơi, con là của, còn con là có tất cả”.

nguoi dan ba ngheo 10 nam nhat hang van xac thai nhi
Bà Nhiệm gắn bó với công việc đi xin những hài nhi xấu số từ năm 2016.

Không hề quen biết cô gái kia, thế nhưng bà vẫn cần mẫn chăm sóc cả đêm như với người nhà. Nhưng đến cuối cùng, bà vẫn không thể ngăn được ý định của cô gái.

Bà Nhiệm nhớ lại: “Bình thường người ta sinh xong thì mừng, nhưng thấy cháu “ra” thì mình lạnh hết cả người. Về đến nhà tôi vẫn không thôi ám ảnh, lúc đó tôi mới nghĩ, bận đến đâu thì bận cũng phải bớt chút thời gian để làm công việc này”.

Thời điểm đó vào năm 2006. Và hành trình cưu mang những sinh linh vô tội của bà Nhiệm đã bắt đầu như vậy. Thời kì đầu, khi đến hỏi các bệnh viện, phòng khám tư có dịch vụ nạo phá thai, họ còn từ chối kịch liệt vì tưởng bà có ý đồ xấu.

Nhưng rồi dần dần, sự chân chất mộc mạc của người phụ nữ quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời này đã thuyết phục tất cả. Nghĩa trang Đồi Cốc trở thành điểm dừng chân cuối cùng cho những đứa trẻ chưa một ngày được biết đến yêu thương.

nguoi dan ba ngheo 10 nam nhat hang van xac thai nhi
Hàng ngày, bà Nhiệm đều chăm nom, sửa soạn các phần mộ trong nghĩa trang Đồi Cốc.

Khi được các y bác sĩ tin tưởng rồi, bà lại phải đối mặt với những dị nghị từ người xung quanh: “Nhiều người thắc mắc tại sao mình lại đi làm công việc này, bởi vì đây là lần đầu tiên họ thấy như thế”.

Nói đoạn, gương mặt rám nắng của người phụ nữ trung niên thoáng chốc nhăn lại, bà nói ngắn gọn: “Mình không biết nói như nào, thôi cứ kệ ai nói gì thì nói”.

“Kệ” mọi lời đàm tiếu, “kệ” cả gánh nặng mưu sinh đè xiết trên vai, cứ vài ngày một lần, bà lại đạp xe lên các viện nhận xác hài nhi. 3 rưỡi, 4 giờ sáng, khi trời còn chưa rạng, chuyến đi đã bắt đầu. Bà trở về khi mặt trời vừa lên.

Lại một ngày bận rộn. Các hài nhi được đưa vào tủ lạnh bảo quản. Đến cuối tuần, chúng sẽ được đem đi khâm liệm. Chiếc tủ đầy rất nhanh, có khi chỉ 1 tuần đã không còn chỗ chứa.

Và khi chiếc tủ đầy lên càng nhanh, thì hàng tiểu sành xếp ngay ngắn ở góc nghĩa trang cũng vơi đi đáng kể. Những ngôi mộ trắng dần được xây lên.

Tất cả đều là mộ tập thể, mỗi mộ chứa từ 2000 đến 8000 hài nhi. Riêng ngôi mộ nằm dưới chân bức tượng Chúa, con số lên đến hơn 30 000.

“Có trách nhiệm cả với người đã chết”

nguoi dan ba ngheo 10 nam nhat hang van xac thai nhi
Những ngôi mộ chôn cất các hài nhi xấu số đều là mộ tập thể, mỗi mộ chứa từ 2000 đến 8000 hài nhi.

12 năm bắt tay vào công việc chẳng ai dám làm, bà Nhiệm giờ đã bớt đơn độc hơn trên hành trình cưu mang những sinh linh bất hạnh. Do bà không đi được xe máy lên viện, người chồng đã đề nghị đi thay. Đồng hành cùng bà bây giờ, còn có những người dân trong xóm, các nhà hảo tâm và cả những học sinh, sinh viên ở nhiều tỉnh thành khắp miền Bắc.

Tất bật cùng bạn bè dọn dẹp nghĩa trang, Phạm Văn Tươm (sinh viên ĐH Công nghiệp Hà Nội) cho biết khi rảnh, hội sinh viên lại lên đây giúp bà một số công việc nặng. Dần thành quen, ngôi nhà bà trở thành nơi trở về quen thuộc của nhiều bạn trẻ.

“Thực sự mình thấy công việc này rất khó khăn, phải hi sinh rất nhiều. Mình cứ nghĩ nếu ngày xưa, bố mẹ cũng vì một lý do đó mà bỏ mình, thì mình liệu có được như thế này hay không” – Tươm chia sẻ.

Cũng nhờ sự giúp đỡ của mọi người, bà Nhiệm đã có thể mua thêm một mảnh đất nhỏ cạnh nghĩa trang Đồi Cốc để có thêm nơi chôn cất. Nhưng tất nhiên chẳng ai vui nổi trước mảnh đất mới này. Bà xót xa: “Những người làm như thế sẽ giết một con người. Vì các cháu là hòn máu, nuôi nó sẽ lớn dần lên. Tự bố mẹ lại giết con mình. Cho nên việc làm này là không có đạo đức”.

nguoi dan ba ngheo 10 nam nhat hang van xac thai nhi

Dễ mủi lòng trước từng mảnh đời như thế nên lâu nay, bà còn dang tay đón những người mẹ lỡ làng, trót dại về nhà chăm sóc. Bác tha thiết đề nghị: “Đã trót dại rồi mà bạn trai hay gia đình không chấp nhận thì tìm đến tôi. Tôi sẽ giúp có chỗ ăn, nghỉ ngơi đến khi sinh. Đấy là điều mong muốn của tôi”.

Tấm lòng của bà khiến nhiều người cảm động. Có nhà hảo tâm đến đây quyên góp nhiều lần rồi xin nhận làm con của bà. Chị Đào Lan Hương, làm kinh doanh ở Hà Nội, là một trong những “đứa con” như vậy.

Chị tâm sự: “Một việc tốt thường ít khi ai biết đến lắm. Nhưng khi làm nhiều, làm lâu, thì việc tốt đó sẽ được lan toả đến mọi người. Cái sự trân trọng trong lòng khiến tự nhiên mình cất lên tiếng gọi mẹ”.

Được nhiều người trân trọng như thế, với bà Nhiệm điều đó giống như một trách nhiệm thiêng liêng mà ai cũng phải làm: “Thứ nhất là cho kẻ đói ăn. Thứ hai là cho kẻ khát. Thứ ba là những ngươì rách, phải nhường.

Thứ tư là người đi đến đâu không có chỗ trú đêm, mình phải giúp. Còn thứ bảy là chôn xác kẻ chết. Những người sống đã đành, những người chết mình cũng phải có trách nhiệm”.

nguoi dan ba ngheo 10 nam nhat hang van xac thai nhi Chị đồng nát cứu rỗi linh hồn 20 nghìn thai nhi bị bỏ rơi

Hơn 70 em bé được cứu sống, và gần 20 nghìn em bé yên nghỉ trong vòng tay chị Cúc - người phụ nữ đi ...

nguoi dan ba ngheo 10 nam nhat hang van xac thai nhi Hàng ngàn người đội mưa dự lễ cầu siêu thai nhi ở Tây Thiên

WHO xếp Việt Nam vào danh sách 5 nước có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới, dẫn đầu châu Á. Vì điều này ...

Ngày đăng: 13:39 | 07/09/2018

/ http://vietnamnet.vn