Muốn làm đúng theo quy định báo trước 60 tháng tức 5 năm khi xin thôi việc , có lẽ giáo viên phải cậy nhờ các nhà tiên tri, thầy tử vi có khả năng nhìn thấu tương lai.

Kính gửi bà Đặng Thị Trà, Chủ tịch Hội đồng trường tiểu học Chu Văn An (TP.Đồng Hới, Quảng Bình)!

Hồi đầu nghe người ta đồn thổi việc nhà trường yêu cầu toàn bộ giáo viên ký hợp đồng với nội dung báo trước 60 tháng khi xin thôi việc, nếu không phải nộp phạt bằng 12 tháng lương cao nhất; tôi bật cười, nghĩ dựng chuyện vô lý kiểu đó thì ai mà tin được.

Ấy thế mà mới đây, bà đã lên tiếng thừa nhận tất cả, khiến tôi và nhiều bạn đọc hoang mang, trăn trở.

Như bà đã giải thích với báo giới, không phải ngẫu nhiên mà nhà trường nâng thời hạn báo trước khi xin thôi việc lên cao như vậy. Ở các năm học trước, nhiều giáo viên vi phạm hợp đồng, xin thôi việc khiến việc dạy và học bị xáo trộn; chưa kể, trường còn chịu thiệt hại chi phí đào tạo.

Bà còn bộc bạch "rất xót xa khi phải nhìn học trò hụt hẫng khi thay giáo viên giữa năm học"; rằng việc yêu cầu một cô giáo bồi thường 60 triệu đồng khi chấm dứt hợp đồng trước thời hạn (trong khi nhà trường chưa tìm được người thay thế) là để "giữ kỷ cương".

nghi viec phai bao truoc 5 nam

Trường tiểu học Chu Văn An (thuộc hệ thống giáo dục Chu Văn An, Quảng Bình). Ảnh: Báo Giao thông.

Ghi nhận tâm huyết của bà với học sinh, nhưng dường như bà vẫn chưa dám nhìn thẳng vào vấn đề. Dù có biện hộ gì đi chăng nữa thì khoảng thời gian nằm trong quy định đã vi phạm trắng trợn Bộ luật Lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động.

Tôi mới nghe tầm nhìn xa trên 10km chứ chưa từng nghe đến việc dự định nghỉ việc trước 5 năm. Muốn làm đúng theo quy định không dựa trên luật của bà, có lẽ giáo viên phải cậy nhờ các nhà tiên tri, thầy tử vi có khả năng nhìn thấu tương lai.

Bản thân bà có lường trước được việc nhân viên sẽ thông báo nghỉ việc khi nào không?

Làm chủ một cơ sở mầm non tư thục, tôi cũng đau đầu về chuyện nhân sự không kém gì bà. Lúc tuyển dụng, bạn nào bạn nấy đều tỏ vẻ tha thiết, muốn cống hiến, hứa hẹn sẽ gắn bó lâu dài với nhà trường.

Nhưng đúng là khi không tìm được mối nào tốt hơn thì người ta gọi đó là chung thủy; các nhân sự hứa hẹn nhiều nhất lại chính là những người “rơi rụng” đầu tiên.

Họ đưa cho tôi tờ đơn chuẩn chỉnh, không thừa không thiếu một chữ với những lý do rất chung chung. Chỉ khi tôi hỏi nguyên nhân thực sự, họ mới bẽn lẽn trình bày rằng "em phải lấy chồng", "nhà em ở xa" hay đơn giản vì "lương ở đây thấp quá".

Ban đầu, tôi rất bực dọc về chuyện này, nghĩ rằng sẽ không bao giờ nói tốt về nhân viên xin nghỉ việc nếu nhận được cuộc gọi tham chiếu từ nơi họ mới xin vào.

Nhưng sau này nhìn nhận sự việc một cách khách quan hơn, tôi thấy đôi bên đều có khiếm khuyết và không chịu thay đổi để tìm ra điểm cân bằng.

Hiện tại, tôi đã quan tâm nhiều hơn đến đời sống, chế độ đãi ngộ với nhân viên, thay đổi cách quản lý... Với tôi, hạnh phúc hơn cả việc tăng doanh thu là lời nhận xét: "Em đã "nhảy việc" nhiều nơi nhưng chưa thấy nơi nào tốt như bên mình".

Bà Trà kính mến! Không biết đã có giáo viên nào nói với bà như vậy chưa.

Nhưng tôi cam đoan, khi bà thay đổi theo chiều hướng tích cực đồng thời cởi bỏ “luật riêng” chỉ trường bà mới có, nhiều giáo viên sẽ yêu mến, thực sự muốn gắn bó lâu dài với nhà trường.

Có ai đứng trên ngọn núi cao, cây cối xanh tốt thì khi trông sang ngọn núi khô cằn mà cảm thấy mình thiếu may mắn đâu!

Ký tên

Chủ một cơ sở mầm non tư thục

nghi viec phai bao truoc 5 nam Bảo hiểm xã hội TP.HCM có gần 200 người xin nghỉ việc

- Đoàn kiểm tra của Ban chỉ đạo Cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ do Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân làm trưởng ...

nghi viec phai bao truoc 5 nam \'Cơ quan có 40% nhân sự yếu kém nhưng rất khó cho nghỉ việc\'

Lãnh đạo đài truyền hình Hà Nội cho hay, đơn vị có hơn 700 người nhưng chỉ khoảng 60% cán bộ, nhân viên đủ năng ...

Ngày đăng: 14:54 | 27/07/2018

/ http://www.nguoiduatin.vn