Phụ nữ Việt Nam có 2 ngày kỷ niệm là 8/3 và 20/10 để được tặng quà. Thế ngày đàn ông của chúng tôi đâu?

Sắp đến ngày 8/3, cánh đàn ông lại bắt đầu chuẩn bị hoa và quà để tặng những người phụ nữ thân thiết của mình. Tuy nhiên không giống như Valentine, ngày 8/3 một người đàn ông phải tặng nhiều phụ nữ hơn nên cũng tốn kém hơn, và do đó đã có nhiều người ấm ức "tủi thân": Phụ nữ có ngày phụ nữ, thế ngày đàn ông của chúng tôi đâu?

Quả thực ngày nay nam nữ đã được coi bình đẳng trước pháp luật, nhưng phụ nữ ở Việt Nam lại được có những 2 ngày kỷ niệm, 8/3 và 20/10 để được tặng quà, còn đàn ông thì không. Vậy phụ nữ "được chiều" hơn đàn ông như thế, thì có bất công không?

Trước khi trả lời được câu hỏi này, thì chúng ta cần nhìn thẳng vào thực tế vẫn đang diễn ra hàng ngày, để xem có cần thiết phải "bất công" chiều phụ nữ như vậy không?

Đầu tiên, phải thừa nhận một thực tế là, đàn ông luôn có sức khỏe hơn phụ nữ. Trung bình một người đàn ông có sức khỏe gần gấp đôi một phụ nữ.

Ấy thế nhưng người có sức khỏe hơn gần gấp đôi đó lại chẳng phải làm một công việc hết sức nặng nề, nguy hiểm là sinh con duy trì nòi giống cho loài người. Trong khi người có sức khỏe yếu hơn chỉ bằng phân nửa lại phải gánh vác công việc khó khăn nguy hiểm nhưng vô cùng quan trọng ấy.

Theo Bộ Y tế, mỗi năm, Việt Nam có khoảng gần 800 bà mẹ tử vong do các nguyên nhân liên quan đến thai sản. Trong đó, tỷ lệ tử vong mẹ ở khu vực nông thôn cao gấp 3 lần so với khu vực thành thị. Tỷ lệ tử vong trên bàn đẻ xấp xỉ tỷ lệ tử vong trên chiến trường.

Một con số tàn nhẫn của tạo hóa đến đau lòng! Mà kể cả có may mắn được "mẹ tròn con vuông", sinh đẻ được xuôi chèo mát mái, thì phụ nữ cũng vẫn phải chịu những cơn đau đẻ như xé da xé thịt, chẳng khác nào bị tra tấn cực hình.

Chưa kể những bất lợi về chu kỳ sinh lý phụ nữ phải gánh chịu hàng tháng, rồi cơ thể dễ bị viêm nhiễm, luôn là đối tượng bị hiếp dâm, bị áp bức khi có đối kháng với đàn ông,v.v... Trong khi đàn ông lại nhàn tênh, không phải gánh chịu những nỗi khổ như của phụ nữ, thậm chí còn được hưởng những thành quả từ những nỗi khổ ấy của người yếu hơn. Vậy thử hỏi có công bằng không ?

Vậy rõ ràng là tạo hóa đã thiết kế lỗi với cơ thể đàn ông và phụ nữ, tạo nên bất công giữa 2 giới tính. Thế nên, công việc của chúng ta là phải "sửa lỗi" của tạo hóa, lập lại sự công bằng giữa 2 giới tính này.

Có nghĩa là khi phụ nữ đã phải sinh đẻ nguy hiểm cùng bao nỗi khổ khác như vậy rồi thì đàn ông phải gánh vác những việc nguy hiểm nặng nhọc khác cho phụ nữ, như là khi có chiến tranh thì đàn ông phải ra trận, hi sinh bảo vệ Tổ Quốc, ...

Nhưng khi không có chiến tranh, ở trong thời bình thì đàn ông phải làm những gì để công bằng với phụ nữ?

Đó là phải gánh vác trọng trách làm trụ cột gia đình, đảm nhiệm những việc leo trèo, bê vác nặng nhọc khác cho phụ nữ, thường xuyên quan tâm chăm sóc chia sẻ công việc để bù đắp cho họ.

Nếu như ở Việt Nam đàn ông không làm công việc ấy một cách thường xuyên, và thực tế là chưa làm tốt, thì vẫn phải có 2 ngày 20/10 và 8/3 để đàn ông tặng quà cho phụ nữ để động viên họ, đồng thời thay cho lời xin lỗi vì đã chưa làm tốt được trách nhiệm của mình, để kéo lại sự công bằng giữa 2 giới tính, có như vậy mới là xây dựng xã hội công bằng văn minh.

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

ngay dan ong cua chung toi dau Xứ Lắk - những chuyện về thủy quái, voi và phụ nữ có râu

“Đã lên đây sao không ghé thăm xứ Lắk?”. Tôi giật mình khi nghe bạn hỏi và hình dung “xứ Lắk” là nơi nào đó ...

ngay dan ong cua chung toi dau Miễn vé cho phụ nữ mặc áo dài thăm di tích cố đô Huế

Phụ nữ trong nước và quốc tế mặc áo dài truyền thống Việt Nam đến tham quan các di tích ở cố đô Huế sẽ ...

ngay dan ong cua chung toi dau Ở Việt Nam, sao chỉ phụ nữ mới phải đi học chuyện chăn gối?

Quan niệm phụ nữ phải chu toàn chuyện chăn gối để "giữ lấy chồng" và việc đổ lỗi hoàn toàn cho họ khi đời sống ...

Ngày đăng: 20:45 | 06/03/2019

/ https://www.nguoiduatin.vn