Bộ Y tế giảm được 1.260 vị trí lãnh đạo, trung bình mỗi lãnh đạo một tháng được chi trả 6 triệu đồng, như vậy mỗi năm tiết kiệm ngân sách gần 91 tỉ đồng.
Ảnh minh hoạ, nguồn: Fixi.
Giảm bằng cách sáp nhập các trung tâm y tế dự phòng, trung tâm kiểm dịch y tế, trung tâm sức khỏe sinh sản, trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe, trung tâm kiểm nghiệm, trung tâm phòng chống HIV/AIDS... thành một trung tâm gọi là Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật. Mỗi địa phương có khoảng 6 trung tâm, nhập lại thành một thì từ 6 giám đốc thành 1 giám đốc, 18 phó giám đốc thành 3 phó, tinh giản được tới 20 người cả trưởng và phó. Chưa kể, Bộ Y tế còn giảm 36 phòng trong các Vụ, Cục, giảm khoảng 105 lãnh đạo cấp phòng tuyến Trung ương.
Dẹp 5 trung tâm y tế đâu chỉ tinh giản trưởng, phó, mà kéo theo cả bộ máy gián tiếp như hành chính, văn phòng, kế toán, lái xe, bảo vệ. Cùng với nó là chi phí cho trụ sở, điện nước, điện thoại, tiếp khách và nhiều thứ khác. Cả nước có 63 tỉnh, thành, địa phương nào cũng gom 6 thành 1, là giảm khoảng 315 trung tâm, tiết kiệm được khoản chi không nhỏ.
Một “khối u” rõ to như vậy nhưng bao nhiêu năm không chịu “phẫu thuật”, tuy nó chưa là khối u ác tính, nhưng nó cũng tàn phá cơ thể của quốc gia, ít nhất là chuyện tiêu tốn ngân sách vô lối. Nay ngành y tế mạnh dạn cắt bỏ, tuy nhiều người mất chức cũng đau đớn, nhưng hãy vì cái chung mà chịu thiệt. Nếu các bác sĩ có thực tài thì chẳng sợ gì chuyện mất chức. Các ngành khác, hết làm lãnh đạo đôi khi chẳng biết làm chi, nhưng bác sĩ lại khác, nếu có thực tài thì không thiếu việc để làm, chúng ta đang thiếu thầy thuốc tính trên đầu dân.
Một bước cải cách trước mắt cần làm nhanh, đó là sáp nhập bệnh viện và trung tâm y tế huyện thành Trung tâm Y tế huyện hai chức năng. Việc đơn giản, đúng ra phải làm từ lâu, nhưng muộn còn hơn không. Nếu dẹp được 450 trung tâm y tế trong cả nước khi nhập với bệnh viện huyện thì tinh giản được 1.800 vị trí lãnh đạo. Lộ trình này đang thực hiện, sẽ hoàn thành sớm, cắt thêm được “khối u” này quả là nhẹ cả người.
Còn nữa, xin đề xuất với Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, sáp nhập các viện nghiên cứu vào các trường đại học y dược, viện thuộc trường đại học phù hợp với nghiên cứu và đào tạo, lại tinh gọn bộ máy của ngành.
Đâu chỉ ngành y tế mới có “khối u” nhân sự này, các ngành khác cũng dư thừa cấp trưởng, cấp phó, quá nhiều cục, vụ, viện, nhưng chưa nhiều nơi thực hiện cải cách triệt để. Đừng để cải cách chỉ là hô khẩu hiệu.
Gần 1.300 lãnh đạo ngành y phải rời ghế
Theo kế hoạch sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập của ngành y tế, từ nay đến năm 2020 sẽ có gần 1.300 ... |
Những “lần đầu tiên” đáng tự hào và những bê bối lớn của ngành y tế năm 2017
Năm 2017 được đánh giá là năm khá thành công của y tế Việt Nam với nhiều kỹ thuật mới được triển khai, những câu ... |
Ngày đăng: 12:30 | 03/02/2018
/ https://laodong.vn