Bạn đọc cho rằng việc thản nhiên đi vào làn đường khẩn cấp, không nhường đường khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên là hành vi vi phạm pháp luật, vô đạo đức và có thể dẫn tới cái chết của rất nhiều người khác.
Video: Nguyên nhân xe khách đâm xe cứu hỏa trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ
Chiều 18/3, một chiếc xe cứu hỏa của Phòng Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy số 12 (PCCC số 12) trong khi đang đi làm nhiệm vụ cấp cứu vụ tai nạn nên đi ngược chiều theo hướng Hà Nội - Ninh Bình. Đến Km 192, xe cứu hoả bị 1 chiếc xe khách 45 chỗ chạy theo hướng ngược lại đâm trực diện.
Cú va chạm mạnh đã khiến 9 người bị thương nặng trong đó có 4 chiến sĩ của Phòng và 5 người trên xe khách, hai phương tiện cũng hư hỏng nghiêm trọng.
Hiện trường vụ tai nạn.
Sau khi tai nạn xảy ra, một người lính cứu hỏa chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ lên diễn đàn autofun.net và hút nhiều sự quan tâm, tranh luận.
Người lính cứu hỏa này tâm sự: "Giá như mọi người có mặt trên cao tốc chừa cho xe ưu tiên của 1 lối đi (để xe cứu hoả không phải đi ngược chiều) đến vụ tai nạn xe 16 chỗ thì có lẽ 2 mẹ con sẽ sống sót và các đồng đội tôi đã không gặp nạn".
Chia sẻ của người lính cứu hỏa khi phải chứng kiến cái chết tức tưởi của hai mẹ con mắc kẹt trong xe và của đồng đội mình đã khiến dư luận dậy sóng.
Bạn đọc Nguyễn Khang bức xúc bình luận: "Trời ơi. Những người đi vào làn khẩn cấp không những vi phạm luật giao thông mà còn là kẻ vô đạo đức. Liệu họ có nghĩ là hành động đó có thể khiến bao nhiêu người bị thương trên cao tốc, lẽ ra được sống nhưng vì xe cấp cứu đến chậm, xe cứu hoả không đến được mà những người này bỏ mạng".
Vì vậy, những người có hành vi đi vào làn khẩn cấp đang ngang nhiên coi thường pháp luật và cần phải bị xử lý nghiêm khắc để làm gương.
Một thành viên khác phân tích, đưa ra quan điểm cá nhân qua vụ tai nạn trên cao tốc giữa xe cứu hỏa và xe khách vừa qua.
"Thứ nhất, nguyên nhân đi ngược chiều xuất phát từ chính ý thức của chúng ta. Cao tốc luôn có 1 làn gọi là làn khẩn cấp, như tên gọi của nó được sử dụng vào tình huống khẩn cấp, khi xảy ra tai nạn xe ưu tiên sẽ chạy làn này để đến nơi cấp cứu nhanh nhất.
Nhưng ở đây khi xảy ra va chạm, các xe qua khu vực va chạm thường di chuyển chậm để ngó nghiêng chụp ảnh đăng FB + đường bị xe tai nạn cản trở. Dẫn đến ùn tắc, lúc này các xe bắt đầu điền vào chỗ trống, không còn cái gọi là làn khẩn cấp nữa. Chen lên trên tưởng nhanh nhưng làm cả đường bị tắc.
Chính vì vậy đương nhiên cứu hộ sẽ không dại gì đi đúng chiều để nằm trong đống ùn tắc mà buộc phải bất chấp nguy hiểm, đem cả tính mạng bản thân để đi ngược chiều với tốc độ xe cứu hỏa vào khoảng 80km/h, xe khách 80km/h vậy là 160km/h = 44m/s.
Trường hợp này cần có phối hợp của CSGT chặn đường từ các giao lộ. Về luật, xe ưu tiên có quyền đi ngược chiều và không bị giới hạn tốc độ, các xe khác buộc phải nhường đường" - thành viên này phân tích.
Những ý kiến bức xúc của dân mạng khi chứng kiến nhiều ô tô đi vào làn khẩn cấp, không nhường đường cho xe ưu tiên.
Trong khi đó, nick "gió mùa thu" cho rằng, nếu như chúng ta còn tham gia trên cao tốc với những thói quen như: "Đi chậm ở làn ngoài cùng để ép những người cần vượt phải đảo làn qua lại; chạy cả vào làn khẩn cấp mà không biết, không hiểu làn ấy chỉ giành cho những phương tiện làm nhiệm vụ khi có sự cố xảy ra... thì những sự cố thương tâm như này là điều có thể dự đoán trước và dễ hiểu".
Thành viên "Ngọc Tùng" phẫn nộ: "Mọi người hãy tích cực chụp ảnh, gửi video về những trường hợp vi phạm này để phạt nguội. Biết đâu đấy, ngày mai, chính mình hoặc người thân đang chờ được cứu nhưng... không ai có thể tiếp cận.
Sự du di của cơ quan chức năng trong việc bỏ qua các lỗi vượt, đi vào làn khẩn cấp khi có ùn tắc sẽ tự đẩy người tham gia vào những tình huống thảm hoạ trong tương lai!".
Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng cần phải có hình thức xử lý mạnh tay hơn với những trường hợp đi vào làn khẩn cấp.
Bạn đọc Phạm Thiện bình luận: "Từ trước tới nay, trên các cao tốc đều được lắp camera nhưng không thấy ai bị phạt nguội vì đi vào làn khẩn cấp. Có lẽ vì thế mà các tài xế coi thường pháp luật. Tôi đề nghị phải tịch thu bằng vĩnh viễn đối với những tài xế cố đình đi vào làn khẩn cấp".
Cũng có cùng góc nhìn này, bạn đọc Phương Anh đề xuất: "Với mỗi trường hợp đi vào làn khẩn cấp thì cơ quan chức năng cần ghi lại, gửi biên lai phạt tới cho chủ xe. Tôi nghĩ rằng, chỉ cần phạt tiền thật nặng, các lái xe cũng không dại gì đi vào làn khẩn cấp".
[WIDGET_VIDEO:::2508]
Video: Hàng trăm phương tiện dừng, nhường đường cho xe cứu hỏa ở Đức
Thành viên "Bảo Bình" bình luận: "Theo luật thì đã là xe ưu tiên thì ngõ ngách đường phố, quốc lộ hay cao tốc, dù xuôi hay ngược thì vẫn được phép chạy, chỉ trừ trường hợp có biển stop được người điều khiển giao thông bắt dừng. Tất cả các xe ở giao lộ khi gặp xe ưu tiên phải nhường hoặc tránh...".
Đồng ý với ý kiến của "Bảo Bình", "Trung Nguyễn Bình" phân tích: "Xe cứu hoả là xe ưu tiên và khi xe còi, tất cả các phương tiện giao thông phải tránh sang 1 trong 2 bên đường (di chuyển sang bên gần nhất) để xe cứu hoả vượt qua bình đi làm nhiệm vụ.
Trường hợp trên cao tốc xe cứu hoả đã sử dụng đặc quyền của họ (việc sử dụng đặc quyền dẫn đến kết quả tốt hay xấu là do khách quan và chỉ huy xe cứu hoả phải chọn). Xin không đưa ra phán xét, chỉ biết một điều, họ đang nỗ lực cứu người và gặp tai nạn.
Mong rằng nhà chức trách sẽ có nghiên cứu để có phương án hữu hiệu và an toàn hơn cho lực lượng cứu hộ tiếp cận các mục tiêu trên cao tốc, tránh những tai nạn đáng tiếc như ngày hôm nay".
Hình ảnh tắc đường ở Đức và lái xe tự động lái sang hai bên, nhường lối giữa cho những trường hợp khẩn cấp.
Dẫn ra các trường hợp tương tự ở nước ngoài, thành viên "Nguyễn Đạt" chia sẻ, ở Mỹ, mỗi khi nghe tiếng còi xe cứu hỏa là xe tất cả các phương tiện giao thông đang dừng cấm di chuyển, xe đang chạy tấp ngay vào lề phải.
Nick "Thuy Duong Tran" cũng kể lại: "Hồi ở Mỹ, mắt e chứng kiến tai nạn. Xe cứu hỏa phải đi ngược chiều đường có phân cách bằng rào chắn đê tiếp cận nạn nhân nhanh nhất.
Lúc này, tất cả các xe đang đi đúng chiều phải dừng lại nhường đường cho xe ưu tiên đi qua sau đó mới đi tiếp. Trong trường hợp này, xe ưu tiên không phạm luật. Thiết nghĩ, có dừng lại cả cây số mà cứu được mạng người thì cớ sao không làm?"
Thành viên "Nhung Hà" cũng đồng tình: "Ngay từ cấp 2, khi còn đi xe đạp, bọn em cũng đã biết nhường xe cứu hoả chạy ngược chiều trên phố Huế. Thế mà giờ các bác lái 4 bánh vẫn còn cãi xe ưu tiên không được đi ngược chiều. Sợ thật!".
Clip: Khoảnh khắc xe khách đâm xe cứu hỏa trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ
Bốn vụ tai nạn trên cao tốc Pháp Vân diễn ra thế nào?
Chỉ trong hơn 40 phút chiều chủ nhật, cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ (Hà Nội) xảy ra bốn tai nạn làm 3 người ... |
Xe cứu hỏa đi ngược chiều va chạm xe khách trên đường cao tốc có sai luật?
“Lỗi chính thuộc về xe khách đã không quan sát dẫn đến va chạm gây ra hậu quả nghiêm trọng”. |
Luật cho phép xe cứu hỏa được đi ngược chiều khi làm nhiệm vụ
Điều 22 Luật giao thông đường bộ quy định, xe cứu hỏa khi làm nhiệm vụ được phép đi ngược chiều cùng nhiều quyền ưu ... |
Ngày đăng: 17:08 | 19/03/2018
/ Theo VTC News