Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị định hóa đơn theo hướng mở rộng sử dụng hóa đơn điện tử kể từ năm 2018, nhưng các doanh nghiệp lại tỏ ra “ngán” loại hóa đơn này vì quá tốn kém.

ngan hoa don dien tu vi ton kem
Nhiều chuyên gia lo ngại hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ của cơ quan thuế sẽ quá tải khi doanh nghiệp đăng ký sử dụng HĐĐT

Lo chi phí tăng lên

Là một trong những doanh nghiệp (DN) đang thực hiện hóa đơn điện tử (HĐĐT), tại hội thảo lấy ý kiến cho dự thảo về HĐĐT mới đây, đại diện Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) cho biết HĐĐT giúp DN tiết kiệm chi phí lưu trữ, chi phí in và thuận lợi trong việc quản lý thông tin, doanh thu. Tuy nhiên theo dự thảo, từ đầu năm 2018, HĐĐT có mã xác thực của cơ quan thuế sẽ mất phí 300 đồng/tờ. Với lượng hóa đơn đang sử dụng, tính ra mỗi tháng ngân hàng tốn thêm 300 triệu đồng.

“Mục đích của việc sử dụng HĐĐT là để giúp DN tiết kiệm chi phí nhưng nếu áp dụng quy định này lại khiến DN tốn quá nhiều chi phí”, vị này thắc mắc. Cũng vì lý do này, kế toán thuế của một ngân hàng có tổng tài sản 260.000 tỉ đồng tính toán, mỗi tháng lượng hóa đơn xuất ra của ngân hàng khoảng 3 triệu tờ, nếu áp dụng phí mã xác thực trên tờ hóa đơn sẽ làm phát sinh chi phí lên tới 900 triệu đồng.

Lý giải về việc áp dụng mức phí 300 đồng/hóa đơn, theo Bộ Tài chính, hơn 90% DN thực hiện khai trực tiếp vào cổng thông tin điện tử của ngành thuế không phải trả phí sử dụng. Điều này tạo áp lực lớn nên hệ thống công nghệ thông tin của Tổng cục Thuế phải thường xuyên nâng cấp để đáp ứng nhu cầu.

Nếu cung cấp HĐĐT có mã của cơ quan thuế miễn phí thì cũng dẫn đến tình trạng tương tự cho hệ thống công nghệ thông tin của ngành thuế. Một lý do nữa theo bộ này, hiện nay có 8 DN cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế (gọi là nhà T-Van), nhưng hoạt động của các nhà T-Van rất hạn chế.

Việc cung cấp miễn phí của cơ quan thuế sẽ khiến các tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ HĐĐT không hoạt động được vì tất cả các cơ sở kinh doanh sẽ lựa chọn sử dụng miễn phí. Vì thế, Bộ Tài chính đề xuất phương án cơ quan thuế và T-Van đều thu phí khi cung cấp dịch vụ sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế.

Khả năng quá tải

Ngoài vấn đề phí, việc ứng dụng gấp rút HĐĐT khiến các chuyên gia lo ngại “dục tốc bất đạt”. LS Trần Xoa, Giám đốc Công ty luật Minh Đăng Quang, nhận xét trong vòng 7 năm mà số lượng đăng ký sử dụng HĐĐT chỉ vài ngàn, thì việc dự thảo đặt mục tiêu 400.000 DN chuyển từ hóa đơn giấy sang HĐĐT là cả một vấn đề.

Liệu hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ của cơ quan thuế có đáp ứng nổi khi đồng loạt DN triển khai. Đó là chưa kể chỉ còn hơn 3 tháng nữa kết thúc năm 2017, mà nghị định chưa ban hành thì các DN làm sao thực hiện. Ngoài ra, một số vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng HĐĐT cần được quy định rõ. Chẳng hạn DN sẽ sử dụng hóa đơn gì khi vận chuyển hàng hóa trên đường để khi cơ quan chức năng như quản lý thị trường kiểm tra nhận biết đó không phải hàng lậu?

Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó chủ tịch Hội Xuất nhập khẩu Đồng Nai, cho hay sẽ rất khó chuyển toàn bộ DN sang sử dụng HĐĐT trong vài tháng nên cần triển khai có lộ trình. Theo luật Hỗ trợ DN vừa và nhỏ, thủ tục thuế, kế toán đơn giản hóa để điều chỉnh chuyển các hộ kinh doanh lên DN, đạt 1 triệu DN trong năm 2020.

Trong khi đó, các DN này đa phần sử dụng kế toán bán thời gian, nhiều chủ DN là người xuất hóa đơn chứ không phải kế toán. Khi sử dụng HĐĐT, DN sẽ phải mua phần mềm kế toán kết nối để sử dụng HĐĐT. Phần mềm kế toán cũng phải liên tục nâng cấp nên DN phải tính phí bảo trì.

Trong khi đó, các DN vừa và nhỏ, đặc biệt DN siêu nhỏ, còn lạ lẫm về HĐĐT nên cần có thời gian quá độ, cho họ làm quen với HĐĐT. Khi thấy được tiện ích, DN sẽ mạnh dạn chuyển sang chứ "ép" tiến độ thì rất khó để đạt mục tiêu cả về số lượng và chất lượng.

Dự kiến DN, tổ chức kinh tế mới thành lập được miễn phí dịch vụ sử dụng HĐĐT của cơ quan thuế trong thời gian 6 tháng kể từ tháng thành lập. Hết thời gian miễn phí, DN, tổ chức kinh tế lựa chọn sử dụng HĐĐT của DN (nếu đáp ứng điều kiện) hoặc tiếp tục sử dụng dịch vụ HĐĐT có mã của cơ quan thuế với mức giá dịch vụ do cơ quan thuế cung cấp là 300 đồng/hóa đơn. DN vừa và nhỏ tại địa bàn kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được miễn phí sử dụng dịch vụ HĐĐT có mã của cơ quan thuế.

(http://thanhnien.vn/kinh-doanh/ngan-hoa-don-dien-tu-vi-ton-kem-878986.html)

ngan hoa don dien tu vi ton kem Thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng gấp 2,5 lần Nhật

Việt Nam được đánh giá có tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất thế giới, với 35% mỗi năm, gấp 2,5 lần Nhật Bản.

ngan hoa don dien tu vi ton kem Bài toán khó cho thương mại điện tử Việt

Ông Trần Tuấn Anh - Giám đốc Điều hành Shopee Việt Nam cho rằng, thương mại điện tử cần tìm mọi cách để chiếm niềm ...

ngan hoa don dien tu vi ton kem Amazon và Alibaba đua cán mốc vốn hóa 500 tỷ USD

Alibaba có thể sẽ vượt Amazon trở thành công ty thương mại điện tử lớn nhất thế giới trong tháng 9 và chạm mốc vốn ...

ngan hoa don dien tu vi ton kem Câu chuyện quản lý: Điện tử hóa thay người

Một số Cty trực thuộc TCty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) sẽ dần áp dụng hóa đơn điện tử cho việc thanh toán tiền nước ...

Ngày đăng: 09:00 | 25/09/2017

/ Theo Thanh Xuân/Báo Thanh niên