(Bình luận quân sự) - Chuyên gia Nga đánh giá Mỹ có kho vũ khí hạt nhân mạnh thứ hai thế giới, đứng sau Nga. Khoảng cách này sẽ tiếp tục được duy trì 5-7 năm nữa.
Dấu hiệu mất tự tin?
Theo Sputnik, các đặc tính kỹ chiến thuật của những hệ thống tấn công chiến lược mà Bộ Quốc phòng Nga mới công bố đã khiến phương Tây thực sự lo ngại. Trang tin Nga cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis gọi kho vũ khí hạt nhân của Nga là "mối đe dọa chính từ bên ngoài" và nhấn mạnh rằng Washington sẽ tiếp tục đầu tư vào việc hiện đại hóa bộ ba chiến lược cũng như cách thức triển khai thực hiện việc này.
Vũ khí chính trên mặt đất trong "bộ ba hạt nhân của Mỹ" là tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Minuteman III, đã được đưa vào hoạt động từ cuối những năm 1960. Loại tên lửa này có khả năng mang ba đầu đạn 340 kilotons hoặc một đầu đạn 400-475 kilotons, đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách lên tới 13.000km.
Một vụ phóng thử Minuteman III của Mỹ
Minuteman III liên tục được nâng cấp (ngân sách quốc phòng năm 2019 của Mỹ dành một khoản ngân sách đáng kể cho việc hiện đại hóa kho vũ khí ICBM). Theo Nhà Trắng, loại tên lửa này sẽ "trực chiến" ít nhất đến năm 2030.
Sputnik dẫn lời Giáo sư Sergey Sudakov của Viện Hàn lâm Khoa học quân sự nói: "Sau buổi trình bày về vũ khí chiến lược hiện đại vừa qua, rõ ràng là Mỹ đang ở phía sau Nga. Ngay lập tức họ phân bổ ngân sách đáng kể, hy vọng ít nhất lặp lại sự phát triển của chúng ta".
Chuyên gia Nga cho biết hiện đã nhận thấy Mỹ gia tăng nhóm vệ tinh trên quỹ đạo, gián tiếp chỉ ra việc nối lại các nghiên cứu về vũ khí siêu thanh. Lý do là không có vệ tinh sẽ rất khó để hướng dẫn tên lửa siêu thanh bay đến mục tiêu.
Bên cạnh đó, có dấu hiệu cho thấy người Mỹ đang tích cực phát triển công nghệ thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để tạo ra các loại vũ khí với phạm vi bay "không giới hạn".
Tên lửa AGM-86B được phóng từ máy bay B-52
Tên lửa hành trình duy nhất phóng từ trên không với đầu đạn hạt nhân của Mỹ là AGM-86B với đầu đạn 200 kilotons và tầm bắn khoảng 2.500 km.
Sputnik đánh giá AGM-86B, được phát triển vào những năm 1980, kém hơn nhiều so với tên lửa hành trình trên không của Nga X-102 cả về sức mạnh đầu đạn và tầm hoạt động.
Người Mỹ đang tích cực cải tiến bom hạt nhân B61. Tháng 8/2017, phiên bản nâng cấp lần thứ 12 (để dễ dàng sử dụng và tăng độ chính xác) đã được thông qua. Phiên bản này cho phép bom hạt nhân B61 (thay vì thả ở ngay trên mục tiêu) có thể được thả ở vị trí cách xa mục tiêu. B61-12 sẽ được trang bị vào năm 2019-2020.
Thành phần mạnh nhất trong bộ ba hạt nhân Mỹ là hải quân. Tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio được coi là xương sống của lực lượng răn đe chiến lược Mỹ. Mỗi chiếc trong tổng số 18 tàu ngầm chiến lược được trang bị 24 tên lửa đạn đạo Trident I và II. Theo các nhà phân tích phương Tây, hơn một nửa kho vũ khí hạt nhân của Mỹ nằm trong các ống phóng tàu ngầm lớp Ohio.
Hiện Mỹ đang phát triển tàu ngầm chiến lược lớp Columbia với chiếc đầu tiên dự kiến bắt đầu được trang bị vào năm 2031. Tàu ngầm lớp Colombia chỉ có 16 ống phóng nhưng tên lửa sẽ vẫn giữ nguyên loại Trident II-D5. Loại tàu này sẽ khó bị phát hiện bởi mức độ tự hành cao và lò phản ứng được nạp nhiên liệu hạt nhân "vĩnh cửu".
Tên lửa phóng từ tàu ngầm Trident II-D5 của Mỹ
Xuất phát từ những phân tích trên, vị giáo sư người Nga Sergei Sudakov được Sputnik dẫn lời kết luận: "Người Mỹ có các kho vũ khí hạt nhân mạnh thứ hai thế giới, số một là Nga. Thứ tự này sẽ tiếp tục được duy trì từ 5-7 năm nữa".
Theo ông, trong khoảng thời gian này Mỹ sẽ làm mọi việc để lấp đầy, hoặc ít nhất là giảm thiểu, khoảng cách công nghệ vũ khí hạt nhân với Nga cũng như tìm cách "hãm phanh" nước Nga bằng các biện pháp kinh tế như đang làm.
Mỹ thừa nhận thua kém
Về phần mình, người Mỹ cũng thực sự tỏ ra lo ngại trước các kế hoạch phát triển vũ khí của Nga. Trang Washington Free Beacon của Mỹ dẫn lời giới chức của Lầu Năm Góc cho biết Nga đang tích cực tăng cường sức mạnh hạt nhân, dự kiến đến năm 2026 sẽ triển khai một đơn vị lực lượng hạt nhân với tổng số 8.000 đầu đạn, trong đó vừa bao gồm đầu đạn hạt nhân cỡ lớn, vừa bao gồm hàng nghìn đầu đạn hạt nhân với đương lượng nổ thấp và rất thấp kiểu mới.
Người Mỹ đặc biệt chú ý đến xu thế Nga tập trung phát triển vũ khí hạt nhân chiến thuật, biến thứ vũ khí này thành lực lượng răn đe khiến phương Tây không thể xem thường.
Quyết định suýt gây chiến tranh hạt nhân Mỹ - Liên Xô năm 1973
Việc Liên Xô định triển khai quân giải cứu Syria trong xung đột với Israel khiến nước này suýt rơi vào cuộc đối đầu hạt ... |
Cán cân vũ khí hạt nhân Nga-Mỹ: Ai mới là số 1?
(Bình luận quân sự) - So sánh cả 3 thành tố trong “Bộ 3 răn đe hạt nhân chiến lược” trên không, trên biển và ... |
Israel cáo buộc Iran che giấu cơ sở hạt nhân bí mật
Thủ tướng Israel nói Iran đang tàng trữ nhiều thiết bị và vật liệu từ chương trình hạt nhân bí mật, khẳng định sẽ tìm ... |
Ngày đăng: 08:33 | 01/10/2018
/ http://baodatviet.vn