Thứ trưởng Ngoại giao Nga Valery Gerasimov hôm qua cho biết tất cả các nhóm khủng bố ở Syria đều nhận vũ khí, tiền cũng như lệnh chiến đấu từ nước ngoài.
Khủng bố tại Syria. |
Trước đó, hồi đầu tháng này, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Alexander Fomin cho biết các lực lượng đặc nhiệm của Mỹ và nhiều đơn vị quân sự khác đã góp phần vào việc tạo ra một nơi ẩn náu an toàn đối với các tay súng khủng bố ở phía Tây Syria.
Theo các cáo buộc nhiều lần từ phía Nga, Mỹ đã bước chân vào cuộc chiến Syria mà không được sự đồng ý của chính quyền sở tại cũng như của Liên Hợp Quốc. Không những vậy, Washington còn liên tục bị cáo buộc hỗ trợ khủng bố ở vùng chiến sự Trung Đông này.
Đây không phải lần đầu tiên phía Nga đưa ra những cáo buộc rằng Mỹ cùng các lực lượng đồng minh hỗ trợ khủng bố. Trong nhiều năm qua, Damascus và Moscow luôn duy trì quan điểm rằng Mỹ đang muốn can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến ở Syria để lấy đó làm cái cớ duy trì hiện diện quân sự ở vùng đất này lâu hơn nữa, từ đó làm bàn đạp để thực hiện các chính sách gây ảnh hưởng ở Trung Đông.
Hiện tại, Đông Ghouta – khu vực ngoại ô Thủ đô Damascus của Syria – đang là điểm nóng nhất tại chiến trường quốc gia này. Trong diễn biến mới nhất, khoảng 5.000 chiến binh đối lập cùng gia đình đã rời khỏi thành phố Harasta ở Đông Ghouta để tới tỉnh Idlib, phía Tây Bắc Syria.
Theo bộ Quốc phòng Nga, một hành lang nhân đạo mới đã được mở ở Đông Ghouta vào ngày 24/3 vừa qua ở gần khu dân cư Irbin để cho các tay súng phiến quân rời khỏi thành phố.
Cũng trong ngày 24/3, Thiếu tướng Yuri Yevtushenko, người đứng đầu Trung tâm Hòa giải Nga tại Syria, cho biết, 1.717 người đã rời khỏi Đông Ghouta thông qua chốt kiểm soát Muhayam Al-Wafedin và tổng số người rời khỏi Ghouta cho tới nay lên tới 106.000 người.
Xe tăng quân Chính phủ Syria ở Ghouta. |
Tình hình ở Đông Ghouta trở nên căng thẳng trong khoảng vài tháng trở lại đây, những cuộc pháo kích, bắn phá kéo dài giữa các chiến binh phiến quân ở Damascus và lực lượng thân Chính phủ Syria. Phía Damascus cho biết họ khai hỏa nhằm đáp trả các đợt bắn phá từ phía Đông Ghouta (nơi phiến quân kiểm soát từ năm 2012), nhưng các quốc gia phương Tây cáo buộc rằng chính quyền Syria đã vi phạm lệnh ngừng bắn và cố ý gây ra xung đột tại khu vực.
Sau đó, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã nhất trí thông qua Nghị quyết 2401, kêu gọi các bên liên quan lập tức ngừng bắn trên toàn lãnh thổ Syria để phục vụ các hoạt động cứu trợ nhân đạo. Nhưng lệnh ngừng bắn này không mấy hiệu quả. Do đó, Tổng thống Nga Putin đã kêu gọi một lệnh ngừng bắn hàng ngày kéo dài 5 tiếng đồng hồ để đưa người dân ra khỏi các vùng chiến sự.
Kể từ đó tới nay, lực lượng quân Chính phủ đã chiếm được khoảng 70-80% diện tích vùng Đông Ghouta, nơi các phiến quân từng dùng làm bàn đạp để tiến hành tấn công nhằm vào khu vực Thủ đô Damascus. Ghouta được coi là một trong những thành trì lớn cuối cùng của phiến quân đối lập ở Syria, trong bối cảnh các tay súng khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) gần như đã bị đánh bật.
Nga chuẩn bị gì nếu Mỹ tấn công Syria? Dù không cung cấp thông tin cụ thể về thời gian hay khả năng Nga điều thêm quân đến Syria nhưng theo một quan chức ... |
Syria sẽ không kích căn cứ của Mỹ nếu bị tấn công lần nữa? Chính phủ Syria đã đánh dấu các căn cứ của Mỹ trên lãnh thổ Syria và coi đó là mục tiêu tiềm năng nếu bị ... |
Ngày đăng: 14:54 | 25/03/2018
/ nguoiduatin.vn