Bản đăng ký các loại vũ khí thông thường chỉ có ý nghĩa tương tự như Ngày thế giới phòng chống bệnh viêm tai giữa...

Xin được giới thiệu với bạn đọc bài viết của chuyên gia quân sự chuyên viết cho báo “Svobodnaia Pressa” Vladimir Tuchkov. Bài đăng trên báo này ngày 8/6/2019.

nga noi ve bao cao vu khi thong thuong cua lhq
Ảnh: Marina Lystseva/ТАSS

Trang web của Liên Hợp Quốc (LHQ) vửa mới đăng tải bản báo cáo của Nga về kết quả mua bán vũ khí thông thường (hợp tác kỹ thuật quân sự) của nước này trong năm 2018. Điểm nổi bật của bản cáo nằm ở chỗ là nó không liệt kê hết những mẫu (và số lượng) vũ khí đã được bàn giao cho khách hàng nước ngoài trong năm vừa qua.

Tất nhiên, cũng có thể nói rằng là về mặt pháp lý, Nga không nhất thiết phải gửi cho LHQ bất kỳ một bản báo cáo nào (về kết quả bán vũ khí thường niên-ND).

Vấn đề là ở chỗ, vào năm 1991, LHQ đã “sáng lập” ra cái gọi là “Sổ đăng ký các loại vũ khí thông thường”, - các quốc gia thành viên LHQ sẽ cung cấp các số liệu liên quan để tổ chức quốc tế này cập nhật vào sổ- nhưng lại theo nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện.

Cho đến thời điểm hiện tại, đã có 170 trong số 193 quốc gia thành viên LHQ “xung phong” cung cấp thông tin cho “Sổ đăng ký” nói trên.

Như Bộ Ngoại giao Nga đánh giá thì: “Sổ đăng ký (thống kê-ND) cho đến thời điểm hiện tại vẫn là công cụ “minh bạch hóa” duy nhất quy mô toàn cầu trong lĩnh vực chuyển giao (mua bán) vũ khí thông thường.

Nhiệm vụ chính của Cơ quan đăng ký LHQ (lập số đăng ký này) là củng cố lòng tin trong quan hệ giữa các quốc gia, loại bỏ những nghi ngờ của các nước trong lĩnh vực an ninh quân sự và ngăn ngừa sự tích lũy vũ khí đến mức nguy hiểm gây mất ổn định tình hình”.

Về hình thức- có một mẫu chuẩn (chúng) để lập các bản báo cáo tình hình xuất khẩu và nhập khẩu vũ khí của tất cả các nước. Theo mẫu này, tất cá các loại vũ khí được chia thành 7 nhóm:

- xe tăng;

- Xe chiến đấu bọc thép;

- các hệ thống pháo cỡ nòng lớn;

- máy bay chiến đấu và các phương tiện bay không người lái kiểu máy bay;

- máy bay lên thẳng chiến đấu;

- tàu chiến;

- tên lửa và bệ phóng tên lửa, kể cả các tổ hợp tên lửat phòng không vác vai.

Mẫu báo cáo cũng không yêu cầu phải bóc tách rõ từng mẫu vũ khí cụ thể nào được bán cho nước ngoài và mẫu vũ khí cụ thể nào được nhập từ nước ngoài. Trong mỗi cột trong tổng số bảy cột của bản báo cáo (theo 7 nhóm vũ khí -ND) chì cần điền các số liệu là được.

Chính vì thế nên có khi, lấy ví dụ, cả tên lửa chống tăng, cả tên lửa cho các hệ thống tên lửa phóng dàn, cả tên lửa hàng không có tầm bắn vài nghìn km và cả tên lửa cho các tổ hợp tên lửa chiến dịch- chiến thuật cùng đều cho vào một “rọ” (cột). Do đó, từ những dữ liệu này, chúng ta chỉ có thể xác định một cách rất tương đối tiềm năng tác chiến của vũ khí.

Ngoài phần “báo cáo nhập khẩu /xuất khẩu” nói trên, trong bản báo cáo còn có mục thống kê là đã có bao nhiêu (đơn vị tính) từng loại vũ khí trong số bảy nhóm trên đã được đưa vào trang bị cho quân đội của nước sản xuất ra nó. Thêm một phần nữa, - có bao nhiêu vũ khí đã được “tích tụ” trong nước sản xuất.

Nhưng có một thực tế- không phải nước nào khi nhập các dữ liệu của mình vào Sổ đăng ký (của LHQ) cũng cung cấp những thông tin theo các yêu cầu theo mẫu. Cụ thể, Mỹ cung cấp hết các thông tin theo mẫu, Nga thì không hết. Thậm chi Trung Quốc còn ít “cởi mở” hơn nữa. Vì mỗi nước có cách hiểu riêng của mình vể bí mật quốc gia.

Cần phải nói rằng trong Sổ đăng ký có “đầy ắp” những mâu thuẫn, những con số vênh nhau . Và nhận định này rất dễ kiểm chứng. Trên thực tế thì từ trước đến nay tất cả các số liệu xuất khẩu do quốc gia sản xuất cung cấp về những loại vũ khí (đã được bán) chưa bao giờ khớp với con số tổng loại vũ khí đó do các quốc gia nhập khẩu cung cấp. Lấy vi dụ cụ thể cho đỡ rắc rối và dễ hiểu hơn:

Mỹ tuyên bố (báo cáo) là (trong năm 2018) – nước này chỉ bán được 100 máy bay. Tuy nhiên, 10 quốc gia mua máy bay Mỹ lại cho biết là tổng công (10 nước trên) đã tiếp nhận tới 200 máy bay từ Mỹ. Sự khác biệt (trong các số liệu) cũng có thể theo hướng ngược lại – tức là con số bán nhiều hơn con số mua.

Blog Bmpd của Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ (Nga) đã có bài bình luận đề cập qua những thông tin của Nga (cung cấp trongh báo cáo gửi LHQ). Nói là “bình luận nhẹ nhàng” là hoàn toàn đúng bởi vì thông tin của Nga không nhiều và chỉ mang tính chất tương đối.

Do trong báo cáo (của Nga) không ghi rõ tên của các loại vũ khí đã được bán cho nước ngoài, nên Blog bmpd đã “chi tiết hóa” các thông tin.

Và trong trường hợp này thì vì các chuyên gia của Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ là những người rất am hiểu (và đáng tin) , (chính Trung tâm này là cơ quan chủ quản của tạp chí “Xuất khẩu vũ khí”- một tạp chí thường xuyên công bố các con số thống kê không chỉ của Nga, mà còn của cả các nước khác trên thế giới về tình hình mua bán vũ khí và trang thiết bị kỹ thuật quân sự).

Và đây, các con số của Trung tâm nói trên- Nga đã bán 64 chiếc T-90S. Bmpd cho biết cụ thể đây chính là các xe tăng mà Việt Nam đã mua. Việt Nam còn đã mua thêm 2 xe chiến đấu bộ binh (BMP) nữa, Azerbaijan mua 40 xe bọc thép.

Kazakhstan mua 24 hệ thống súng phun lửa phản lực TOS-1A.

Đã có 30 máy bay chiến đấu được các nước sau đây mua:Trung Quốc (10 chiếc Su-35), Angola (6 chiếc Su-30K), Kazakhstan (4 chiếc Su-30SM), Lào (4 chiếc Yak-130), Myanmar (6 chiếc Yak-130).

nga noi ve bao cao vu khi thong thuong cua lhq Nga điều chiến hạm giám sát NATO tập trận

Ba tàu chiến Nga được triển khai theo dõi 40 chiến hạm NATO tập trận ở khu vực Biển Baltic.

nga noi ve bao cao vu khi thong thuong cua lhq NATO răn đe Nga trên biển Baltic bằng cuộc tập trận lớn

Khoảng 8.600 lính Mỹ và châu Âu từ 18 quốc gia đang tham gia cuộc tập trận hải quân BALTOPS bắt đầu ngày 9/6 tại ...

Ngày đăng: 14:12 | 11/06/2019

/ http://baodatviet.vn