Trong bối cảnh có nghi vấn về hiệu quả và độ an toàn của vaccine COVID-19 đầu tiên thế giới , Nga đã hé lộ “bí quyết đích thực” khi chế tạo vaccine này.

Hàng thập kỷ nỗ lực

Nhiều thập kỷ nỗ lực của các nhà khoa học Nga và Liên Xô đã dẫn đến thành lập cơ sở hạ tầng nghiên cứu xuất sắc, chẳng hạn như Viện nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh vật học quốc gia mang tên Nikolai Gamaleya.

Ông Kirill Dmitriev, giám đốc Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) - đơn vị tài trợ sản xuất vaccine Sputnik V - vaccine COVID-19 đầu tiên của Nga - nhận định rằng, cơ sở này xứng đáng là một trong những “Thư viện virus” phong phú nhất thế giới, được tạo lập từ việc sử dụng các kỹ thuật bảo tồn độc đáo, cho đến các Trung tâm thí nghiệm nhân giống động vật.

Vaccine Sputnik V. Ảnh: RDIF
Vaccine Sputnik V. Ảnh: RDIF

“Thật tự hào bởi di sản này đã cho phép chúng tôi tạo ra vaccine đầu tiên trên thế giới chống COVID-19. Chúng tôi đã nhận được đặt hàng 1 tỉ liều vaccine của Nga và đã đạt thỏa thuận quốc tế để sản xuất 500 triệu liều vaccine mỗi năm với triển vọng tăng thêm khối lượng này” - ông Dmitriev viết trong bài đăng trên Sputnik.

Bí quyết của tốc độ mau lẹ như vậy là kinh nghiệm của Nga về nghiên cứu vaccine. Kể từ những năm 1980, Viện Gamaleya đã đi đầu trong nỗ lực phát triển nền tảng công nghệ sử dụng adenovirus, được tìm thấy trong cơ thể người nhiễm virus và thường lây lan bệnh cảm cúm thông thường, như là “vật trung gian truyền bệnh” hay còn gọi là vector có thể tạo ra vật liệu di truyền từ thứ virus khác trong tế bào.

Nền tảng công nghệ của các vector dựa trên cơ sở adenovirus đơn giản hóa và tăng tốc phát triển vaccine mới nhờ chỉnh sửa vector mang gốc bằng vật liệu di truyền từ những virus mới xuất hiện. Những loại vaccine như vậy kích hoạt phản ứng đáp trả mạnh mẽ từ phía cơ thể người nhằm tạo ra miễn dịch, trong khi quá trình chung sản xuất biến thể sửa đổi vector vật mang và trung gian truyền bệnh mất đến mấy tháng.

Sản xuất vaccine COVID-19 đầu tiên trên thế giới Sputnik V. Ảnh: RDIF
Sản xuất vaccine COVID-19 đầu tiên trên thế giới Sputnik V. Ảnh: RDIF

Các adenovirus ở người được coi là một trong những loại đơn giản dễ phát triển nhất theo cách này, và do đó trở nên rất phổ biến dưới dạng các vector.

Kể từ khi bắt đầu bùng phát đại dịch COVID-19, tất cả những gì mà các nhà nghiên cứu Nga cần làm là trích xuất gene mã hóa từ nhánh của virus Corona mới và cấy nó vào một vector adenovirus quen thuộc để đưa vào tế bào người. Các chuyên gia Nga quyết định sử dụng công nghệ đã được kiểm chứng và sẵn có này, thay vì dò dẫm đi vào lãnh thổ chưa được khai hoang.

Những nghiên cứu gần đây nhất cũng chỉ ra rằng để tạo miễn dịch lâu dài thì cần phải tiêm hai mũi vaccine. Từ năm 2015, các nhà khoa học Nga đã làm việc theo phương pháp tiếp cận hai chiều, do đó có ý tưởng sử dụng hai loại vector adenovirus Ad5 và Ad26 trong vaccine chống COVID-19.

Bằng cách này, họ đánh lừa cơ thể vốn đã phát triển khả năng miễn dịch chống lại loại vector đầu tiên và khuếch đại tác dụng của vaccine bằng mũi tiêm thứ hai sử dụng vector khác.

Chu trình đó giống như hai chuyến tàu cố gắng vận chuyển khối hàng quan trọng đến tiếp viện cho "pháo đài" cơ thể con người, nơi đang cần lô cung cấp để bắt đầu sản xuất kháng thể. Cần có chuyến tàu thứ hai đưa hàng đến đích. Chuyến tàu thứ hai phải khác chuyến thứ nhất, vốn đã hứng chịu sự tấn công từ phía hệ thống miễn dịch của cơ thể và đã "nhờn" vì quá quen. Và thế là trong khi các nhà sản xuất khác chỉ có vaccine một thành phần, thì Nga có hai.

Sản xuất vaccine COVID-19 đầu tiên trên thế giới Sputnik V. Ảnh: RDIF
Sản xuất vaccine COVID-19 đầu tiên trên thế giới Sputnik V. Ảnh: RDIF

Cách tiếp cận hai hướng

Viện Gamaleya đã sử dụng các vector siêu vi khuẩn adenovirus để phát triển vaccine chống bệnh cúm và hội chứng hô hấp cấp Trung Đông (MERS). Cả hai loại vaccine hiện đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối.

Những thành quả này cho thấy rằng các cơ sở thí nghiệm của Nga không hề bỏ lỡ hoài phí thời gian trong mấy thập kỷ qua, trong khi ngành công nghiệp dược phẩm quốc tế thường xem nhẹ tầm quan trọng của việc nghiên cứu vaccine mới, nếu không phải đối mặt với mối đe dọa cho sức khỏe cộng đồng toàn cầu như thời trước đại dịch COVID-19.

Cận cảnh quy trình sản xuất vaccine Sputnik V của Nga. Video: Sputnik/RDIF

Sử dụng hai vector là công nghệ độc đáo từ sáng chế của các nhà khoa học Nga ở Viện Gamaleya, nét nổi bật phân biệt vaccine Nga với các loại vaccine khác đều cùng trên cơ sở vector adenovirus đang được khai thác trên toàn thế giới. Vaccine trên cơ sở vector adenovirus cũng thể hiện những lợi thế rõ rệt so với các công nghệ khác như vaccine mRNA.

Chiều nay (13.8), 300 người từ Đà Nẵng sẽ về đến sân bay Tân Sơn Nhất Chiều nay (13.8), 300 người từ Đà Nẵng sẽ về đến sân bay Tân Sơn Nhất
Nhân viên giao pizza mắc COVID-19 ở Hà Nội tiên lượng nặng Nhân viên giao pizza mắc COVID-19 ở Hà Nội tiên lượng nặng
Toàn bộ cầu thủ Đà Nẵng âm tính với COVID-19 Toàn bộ cầu thủ Đà Nẵng âm tính với COVID-19

Ngày đăng: 10:33 | 13/08/2020

/ laodong.vn