Càng ngày, nghề y càng trở thành nghề nguy hiểm. Nó không chỉ nguy hiểm bởi nguy cơ lây nhiễm từ người bệnh như những ngày tai ương dịch Covid-19 ta đang chứng kiến, mà còn ở cả áp lực dư luận xã hội tạo ra.

neu duoc bat dau lai toi van chon nghe y

Các y, bác sĩ lan tỏa thông điệp cả nước đồng lòng quyết tâm chiến thắng dịch bệnh Covid-19

Tôi vẫn còn nhớ như in ngày nhận được tin trúng tuyển. Mẹ tôi công tác ở Đại học Y Hà Nội, nên nghe nói có kết quả thi, mẹ liền phóng xe vào trường để xem điểm cho tôi. Ở nhà chờ đợi tin của mẹ mà sao thấy hồi hộp thế.

Rồi khi vừa thấy bóng mẹ về đến cổng, cậu tôi đứng trên gác 2 nhào ra hỏi: “Thế nào?”.

Mẹ hớn hở: “Đỗ rồi!”.

Tôi biết mẹ sung sướng và tự hào lắm, hơn cả tôi ấy. Thừa 3 điểm, tôi ung dung trở thành sinh viên trường thuốc.

Duyên phận với nghề

Có thể nói, người có quyết định tới việc lựa chọn nghề y của tôi là cha tôi, nhưng cũng có cả ảnh hưởng của truyền thống gia đình bên ngoại. Anh ruột của mẹ tôi là cố GS Chu Văn Tường - một cây đại thụ trong ngành Nhi khoa. Các cụ trong nghề thì cứ nói với nhau rằng, “tứ trụ” của ngành y gồm GS Đặng Văn Chung - nội khoa; GS Tôn Thất Tùng - ngoại khoa; GS Đinh Văn Thắng - sản khoa; GS Chu Văn Tường - nhi khoa. Và các anh, các chị của tôi nữa cũng là bác sĩ.

Trong khi các trường đại học khác đào tạo 4 năm hoặc 5 năm thì chúng tôi phải học tới 6 năm. Mỗi khoá học gần 400 sinh viên từ các tỉnh được chia làm 4 lớp. Những ai nhà ở Hà Nội thì sau giờ học về nhà, còn lại sống trong ký túc xá nhà trường. Ký túc xá Đại học Y lúc đó thuộc loại… sang so với các trường đại học khác, đó là mấy toà nhà xây 4 tầng. Sáng học lý thuyết trên giảng đường, chiều thực tập trên phòng thí nghiệm, những năm sau thì thực tập tại bệnh viện.

Càng ngày, nghề y càng trở thành nghề nguy hiểm. Nó không chỉ nguy hiểm bởi nguy cơ lây nhiễm từ người bệnh như những ngày tai ương dịch Covid-19 ta đang chứng kiến, mà còn ở cả áp lực dư luận xã hội tạo ra. Đã có người bạn cùng khoá không chịu nổi áp lực tàn nhẫn của xã hội mà từ bỏ cuộc sống khi tuổi đời còn trẻ.

Giờ nhìn lại chặng đường đã qua, thấy có vất vả, nhọc nhằn và cả vinh quang, hạnh phúc. Nếu được bắt đầu lại, tôi vẫn chọn nghề y, vẫn chọn được đi lại chặng đường đó.

Buổi tối giảng đường luôn kín chỗ, nếu không đến sớm thì đừng mong có chỗ ngồi để tự học. Sinh viên trường y rất sợ phải thi lại, nên hầu hết rất tự giác học. 3 năm đầu học Y học cơ sở, sợ nhất là môn giải phẫu. Không phải sợ khó mà sợ phải cầm những chiếc xương sọ, xương đùi của người thật trên tay để học, đặc biệt khi phải học trên những xác người thật đã ngâm formol đen xì. Sau những buổi đó, món thịt hộp khoái khẩu cũng bị tôi từ chối.

Năm thứ 2 bắt đầu đi thực tập ở bệnh viện, làm quen với các công việc của hộ lý và y tá. Năm thứ 3 và thứ 4 bắt đầu được học chuyên môn, học làm hồ sơ bệnh án, bắt đầu những buổi trực đêm. Vất vả đến nỗi kiếm được chỗ nào, dù là chiếc cáng của bệnh nhân cũng có thể lăn kềnh ra ngủ để sáng hôm sau lại tiếp tục theo thầy cho đến tận 12 giờ trưa. Từng đàn “cò trắng” ngày ấy lang thang khắp các bệnh viện lớn, nhỏ, ở Hà Nội từ Bạch Mai, Việt-Đức, Xanh-Pôn..., được các thầy và các anh chị bác sĩ nội trú tận tình chỉ bảo. Bệnh nhân hồi đó không như bây giờ, họ để cho lũ sinh viên chúng tôi hết đứa nọ đến đứa kia vạch áo, sờ, gõ lên ngực, lên bụng mình, kể cả mùa đông.

Học chung với nhau đến hết năm thứ tư, bắt đầu tách lớp do phân chuyên khoa. Hai năm cuối, chúng tôi học sâu về chuyên ngành mình lựa chọn. Đám con trai phần lớn thích cầm dao kéo phẫu thuật. Có người chọn chuyên khoa lâm sàng, có người chọn cận lâm sàng. Duyên phận cho tôi đến với nghề y, duyên phận lại cho tôi đến với ngành Nhi. Nhi khoa là một ngành khó trong Y học.

neu duoc bat dau lai toi van chon nghe y

Các bác sỹ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương - cơ sở 2 (Đông Anh, Hà Nội) dốc sức điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19

Chữa trị cho trẻ nhỏ có đặc thù riêng mà không phải bao giờ các kiến thức y học dành cho người lớn cũng áp dụng được. Bệnh của trẻ nhiều, sức đề kháng yếu, bệnh dễ biến chứng nên rất dễ tử vong. Chẩn đoán bệnh cũng khó vì trẻ chưa nói được, triệu chứng không điển hình... Có lẽ vì thế mà tôi cũng học được nhiều điều từ phong cách khám bệnh của bác tôi - GS. Chu Văn Tường - một người luôn rất tỉ mỉ và cực kỳ cẩn thận. Ông nổi tiếng với khả năng chẩn đoán với độ chính xác cao nhất.

Ngày đó Bệnh viện Nhi Trung ương mới được thành lập ít lâu, cơ sở vật chất khá khang trang. Lúc này, lớp tôi không chỉ có sinh viên của Đại học Y Hà Nội mà còn có cả các bạn Đại học Y Hải Phòng, Đại học Y Thái Nguyên, Đại học Y Thái Bình và cả Đại học Y Tây Nguyên cùng học. Phải nói rằng các thầy dạy chúng tôi thời đó là cả một thế hệ vàng của ngành Nhi. Vừa trí tuệ, vừa tâm huyết, các thầy đã trao cho chúng tôi những kiến thức và tình yêu trẻ. Tháng 7-1986, chúng tôi ra trường, chia tay nhau mỗi người một phương. Phần lớn các bạn nam của Đại học Y Hà Nội khoá này đều đi bộ đội.

neu duoc bat dau lai toi van chon nghe y

Những nữ sinh viên Đại học Y Hà Nội khóa bác sĩ 1980-1986

Ký ức bác sĩ thời bao cấp

Tôi về nhận công tác ở một bệnh viện của Hà Nội, làm đúng chuyên ngành Nhi. Gắn bó với nghề mới đó mà đã hơn 30 năm. Thời kỳ bao cấp khó khăn, có lúc tưởng chừng phải bỏ dở để rẽ sang con đường khác. Lương thấp đến nỗi, thấy lương của trình dược viên khi đó được 200USD mà ao ước. Tiền thù lao của một ca trực đêm luôn chạy đằng sau giá của một bát phở. Bệnh nhân thì đông, nhưng ngày đó cảm thấy không áp lực căng thẳng như bây giờ. Thầy thuốc thì vô tư, bệnh nhân thì tôn trọng những người đã chữa bệnh cho mình. Để bù đắp chi phí cho cuộc sống, các y bác sĩ thời bao cấp phải làm rất nhiều nghề chẳng liên quan gì đến chuyên môn như đan len, may quần áo, thậm chí đi bỏ mối nước ngọt, bánh kẹo cho các hàng nước ven đường. Tôi cũng không nằm ngoài cái vòng xoay đó.

neu duoc bat dau lai toi van chon nghe y

Nguyễn Thu Hương - Bác sĩ Chuyên khoa II

Theo ngành y, ai cũng phải tiếp tục con đường học tập sau khi ra trường. Lúc tôi đã có bên cạnh những đứa con, sự nghiệp đâu chỉ có chuyện học hành sách vở và những đêm trực vất vả. Trong ký ức, tôi còn nhớ như in những tháng ngày công tác vất vả của mẹ tôi ở trường Y mà sau này khi đã nghỉ hưu, đến khi trút hơi thở cuối cùng, bà vẫn triền miên mất ngủ vì hậu quả của hóa chất tác động lên thần kinh.

Mẹ dạy cho tôi đức tính say nghề và sống chết với nghề, dù công tác ở bất kỳ vị trí nào. Càng ngày, nghề y càng trở thành nghề nguy hiểm. Nó không chỉ nguy hiểm bởi nguy cơ lây nhiễm từ người bệnh như những ngày tai ương dịch dã ta đang chứng kiến, mà còn ở cả áp lực dư luận xã hội tạo ra. Đã có người bạn cùng khoá không chịu nổi áp lực tàn nhẫn của dư luận xã hội mà từ bỏ cuộc sống khi tuổi đời còn trẻ.

Giờ nhìn lại chặng đường đã qua, thấy có vất vả, nhọc nhằn và cả vinh quang, hạnh phúc. Nếu được bắt đầu lại, tôi vẫn chọn nghề y, vẫn chọn được đi lại chặng đường đó.

neu duoc bat dau lai toi van chon nghe y

Nữ điều dưỡng Bạch Mai nhiễm Covid-19: "Nghề y nhiều nguy cơ lây nhiễm, tôi chấp nhận điều đó"

31 năm làm trong ngành truyền nhiễm, từng tham gia chống dịch SARS vào năm 2003, bà H. không ngờ một ngày, bà có kết ...

neu duoc bat dau lai toi van chon nghe y

Hàng ngàn bệnh nhân đến khám mỗi ngày, sức nào bác sĩ kham nổi?

Bác sĩ một công việc cao quý nhưng cũng đầy áp lực, nỗi khổ mà không phải ai cũng biết. Dù vất vả nhưng chữa ...

neu duoc bat dau lai toi van chon nghe y

Nguyên Thứ trưởng Y tế: \'Nghề Y có quyền lực, dễ dẫn đến cạm bẫy\'

Khán phòng rộng lớn im phăng phắc khi GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng nhắc nhở 87 tân bác sĩ về y đức, nếu tâm bất chính ...

Ngày đăng: 09:48 | 12/04/2020

/ anninhthudo.vn