Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại với Mỹ đang gay gắt, báo chí Trung Quốc gần đây nói nhiều đến viễn cảnh chiến tranh thế giới bùng nổ. Sau đây xin giới thiệu bài viết của Toutiao so sánh về lực lượng dự bị động viên của Mỹ và Trung Quốc nếu chiến tranh bùng phát.
Sau khi kết thúc chiến tranh Lạnh, Mỹ trở thành quốc gia có sức mạnh quân sự mạnh nhất thế giới. Nhiều năm qua, quân đội Mỹ tiến hành nhiều cuộc chiến tranh cục bộ, từ chiến tranh Việt Nam, chiến tranh vùng Vịnh cho đến chiến tranh Afghanistan, chiến tranh Iraq, chiến tranh Lybia, thậm chí hiện nay đang triển khai tấn công Syria.
Sau khi kết thúc Thế chiến II, thời gian Mỹ phát động chiến tranh đã vượt qua thời gian hòa bình, như vậy có thể thấy Mỹ là một nước thích chiến tranh. Nhiều năm liên tiếp đánh nhau ở nước ngoài có lẽ Mỹ đã tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm chiến tranh hiện đại. Tuy nhiên các nước chiến tranh với Mỹ gần như đều là các nước chênh lệch rất xa so với Mỹ, chẳng hạn Afghanistan, Iraq hay Lybia. Những nước này tuy là cường quốc khu vực nhưng đối diện sức mạnh quân sự của Mỹ thì có thể nói là không chịu nổi một đòn, cho nên những cuộc chiến ấy không thể hiện được chân thực trình độ của quân đội Mỹ.
Bởi vậy, nếu tương lai phát sinh chiến tranh toàn cầu, sức chiến đấu của Mỹ mạnh đến đâu vẫn không thể nói rõ. Do vậy, nếu là chiến tranh toàn cầu, sự xem xét không phải chỉ là trình độ trang bị tiên tiến hay không, chiến thuật vận dụng thành thục không mà còn phải xem xét khả năng động viên chiến tranh, trong thời gian ngắn có thể động viên bao nhiêu quân nhân. Vậy câu hỏi đặt ra là nếu chỉ có một ngày, Mỹ có thể điều động bao nhiêu quân đội? Điều này cần xem xét từ trình độ tổng thể của Mỹ.
Sau Thế chiến thứ 2 Mỹ trở thành nước hùng mạnh nhất thế giới, sau chiến tranh Lạnh Mỹ liên tục củng cố địa vị số 1 thế giới, trong nhiều lần chiến tranh cục bộ đã kiếm được nhiều tài lợi nên lại càng tích lũy được nhiều của cải. Những của cải này cho phép Mỹ có trang bị quân sự mạnh nhất thế giới. Điều đó khiến Mỹ trở thành quân đội có năng lực tổng hợp mạnh nhất. Nhưng quân đội hùng mạnh đó cũng tiêu phí rất nhiều ngân sách quân sự của Mỹ. Chẳng hạn quân đội Mỹ mỗi năm chi tiêu hơn 700 tỷ USD, con số đó so với tổng cộng chi tiêu quân sự của 19 nước từ vị trí thứ 2 đến thứ 20 vẫn còn lớn hơn. Bởi thế Mỹ có thực lực chiến tranh vô cùng mạnh. Nhưng Mỹ lại không phải quân đội có quân số đông nhất thế giới. Lấy năm 2017 làm căn cứ, số quân nhân Mỹ hiện đang phục vụ ước tính chừng 1,4 triệu người, trong đó 16% là nữ. Nhưng những quân nhân nữ này cũng không phải chỉ làm nhiệm vụ hậu cần mà làm cả công việc chiến đấu ở tuyến đầu giống như nam giới.
Tổng cộng quân Mỹ có 4 quân chủng là Lục quân, Hải quân, Không quân và Hải quân đánh bộ. 4 quân chủng này tổng cộng có 88 vạn quân nhân dự bị. Đây là con số tối đa mà quân đội Mỹ trong 1 ngày có thể động viên được để cộng vào số 1,4 triệu binh sỹ hiện tại. Như vậy tổng cộng là đạt 2,25 triệu người. Nhưng điều này có nghĩa là một bộ phận quân Mỹ không thể có trang bị tác chiến hoàn chỉnh, hơn nữa số lượng nhân viên phục vụ trên tàu chiến là cố định, cho dù ngay lập tức tăng số lượng binh lính cũng không phát huy được tác dụng.
Đối với khả năng động viên binh sỹ của Trung Quốc. Trung Quốc là quân đội có quy mô quân số đông nhất thế giới, chi tiêu quân sự mỗi năm 150 tỷ USD, 4 quân chủng Lục, Hải, Không quân và Tên lửa có tổng binh lực 2,3 triệu. Đây là con số binh sỹ có thể trực tiếp chiến đấu ngay. Ngoài ra còn có hơn 10 triệu bộ đội đã trải qua quân ngũ làm dự bị. Nếu có nhu cầu, hoàn toàn có thể động viên 1,2 triệu binh sỹ vào chiến đấu.
Bình luận: Con số động viên của Trung Quốc là lớn thật nhưng cũng giống như họ vừa phân tích đối với Mỹ. Dù cho họ có động viên được cả 10 triệu người trong 1 ngày thì lấy đâu vũ khí cho những người đó sử dụng. Mặt khác, những người được động viên cần phải trải qua một quá trình huấn luyện lại trong một thời gian nhất định mới có thể chiến đấu. Quá trình huấn luyện ấy dài ngắn khác nhau tùy theo đặc thù của quân binh chủng. Chẳng hạn huấn luyện bộ binh có thể nhanh hơn nhưng huấn luyện các quân nhân dự bị để sử dụng các trang thiết bị hiện đại hơn như tên lửa, radar thì có thể mất thời gian lâu hơn. Như vậy, dự bị động viên chỉ có tác dụng nếu như chiến tranh kéo dài. Nếu chiến tranh là chớp nhoáng thì so sánh về dự bị động viên không có ý nghĩa.
Báo cáo gây sốc của Lầu Năm Góc về quân đội TQ
Lầu Năm Góc cho biết, Trung Quốc đang tích cực phát triển phi đội máy bay ném bom tầm xa, bao gồm cả oanh tạc ... |
Quân đội Trung Quốc lo ngại \'bệnh hòa bình\' trong binh sĩ
Tờ báo Trung Quốc cho rằng quân đội nước này thiếu sự chuẩn bị cho chiến tranh, gọi tình trạng lơ là nhiệm vụ và ... |
Anh, Pháp sẽ điều tàu chiến tới biển Đông thách thức Trung Quốc
Các bộ trưởng quốc phòng của Anh và Pháp hôm 3-6 cho biết Paris và London sẽ điều tàu chiến tới biển Đông như một ... |
Ngày đăng: 14:26 | 22/08/2018
/ http://danviet.vn