“Hiện nay, thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) của Việt Nam so với một số nước có thể thấp nhưng kết cấu thuế VAT trong tổng số thu ngân sách so với một số nước lại cao. Đây là một kết cấu chưa hợp lý, nguyên nhân do rất nhiều khoản chúng ta chưa có cơ chế thu. Ví dụ như thuế tài sản, chúng ta vẫn chưa thu được. Tôi công tác trong ngành thuế mấy chục năm mới thấy chúng ta có thêm một loại thuế là thuế bảo vệ môi trường.

nen thu hep dien khong chiu thue vat Tăng thuế GTGT, người nghèo và nông thôn bị ảnh hưởng nặng nhất
nen thu hep dien khong chiu thue vat Đề xuất sang tên sổ đỏ cũng phải nộp thuế VAT
nen thu hep dien khong chiu thue vat
Bà Đặng Thị Bình An, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.

Như vậy, ngoài tăng thuế VAT như dự thảo, tôi đề nghị Bộ Tài chính cần nghiên cứu trình Chính phủ và Quốc hội ban hành các luật thuế mới nhằm điều tiết nguồn thu nhập từ các nguồn thu nhập khác phát sinh phù hợp với nền kinh tế thị trường nhằm tăng thu ngân sách, thay đổi kết cấu thu ngân sách một cách hợp lý.

Về điều chỉnh thuế suất thuế GTGT, tôi đề nghị nếu đi theo hướng thu gọn về một thuế suất vào năm 2020 theo chiến lược cải cách thuế thì không nên để thuế suất 6% và 12% mà nên để thuế suất 7% hoặc 8% và 12%; đồng thời thu hẹp diện không chịu thuế VAT… Hiện nay, với 2 mức thuế suất thuế VAT là 5% và 10%, nhiều doanh nghiệp đang gặp vướng mắc vì không có nguyên tắc xử lý rõ ràng. Chẳng hạn, chúng ta liệt kê ra các thiết bị y tế thuộc diện ưu đãi thuế, khi có thêm một thiết bị y tế tương tự nhưng hiện đại hơn, thì lại không có trong danh sách hưởng thuế suất này, lúc đó rất khó xử lý.

Vì vậy, để thực hiện chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 và tạo thuận lợi cho thực hiện, chống thất thu, cần xem xét lại đối tượng không chịu thuế GTGT theo hướng: Chọn một số loại hàng hóa thật đặc biệt với tên cụ thể để quy định thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT; Hoặc làm rõ tiêu chí phân biệt đối tượng chịu thuế GTGT/đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc hàng hóa chịu thuế suất thuế GTGT 5% và hàng hóa chịu thuế suất 10% đối với các nhóm hàng dễ lẫn.

Chẳng hạn đầu mục “sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa qua chế biến”, cần làm rõ như thế nào là chưa qua chế biến; chưa chế biến khác gì sơ chế... Mực khô, cá sấy, cá đông lạnh là đã qua chế biến chưa? Nếu mực khô đóng bao tải là chưa qua chế biến thì mực khô nhưng đóng hộp rồi có phải là đã chế biến không?

Một vấn đề nữa là hiện nay tính thống nhất giữa các cơ quan cũng như trong chính Bộ Tài chính khi xem xét các luật thuế vẫn rất hạn chế. Năm 2008, chúng ta sửa một lần, đến 2013 sửa một lần, năm 2014 lại sửa. Rất nhiều nội dung lúc đưa vào, lúc đưa ra rồi lại đưa vào, không mang tính ổn định. Ví dụ như mặt hàng phân bón khi thì có trong danh mục ưu đãi thuế VAT, khi thì bị đưa ra... Điều này gây khó và khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong đầu tư dài hạn”.

http://anninhthudo.vn/chinh-tri-xa-hoi/nen-thu-hep-dien-khong-chiu-thue-vat/741510.antd

Ngày đăng: 12:48 | 16/09/2017

/ Hà Loan / ANTĐ