Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu nghiên cứu việc nâng cấp các tuyến đường sắt liên vận với Trung Quốc để phát triển vận tải liên vận.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình về cuộc họp về đề án cơ cấu lại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR).
Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ ý kiến tham gia tại cuộc họp. Từ đó làm rõ cơ sở pháp lý, thẩm quyền phê duyệt để hoàn thiện đề án cơ cấu lại VNR giai đoạn 2021 - 2025, gắn với chiến lược phát triển ngành Đường sắt, trình Thủ tướng trong quý I/2021.
Về nội dung cơ cấu lại doanh nghiệp trong đề án, Phó Thủ tướng yêu cầu tập trung thu gọn đầu mối các đơn vị trực thuộc, khắc phục tình trạng chồng chéo bộ máy; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ tiên tiến, hiện đại đối với đường sắt.
Chính phủ yêu cầu, đẩy nhanh tái cơ cấu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam |
Cùng đó, cần rà soát việc hợp nhất Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội và Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn theo hướng chuyên môn hóa, tiến tới tách riêng vận tải hàng hóa khỏi vận tải hành khách.
“Làm rõ yêu cầu thực tiễn về việc thành lập đơn vị trực thuộc để khai thác quỹ đất nhà ga và ứng dụng khoa học công nghệ nhằm khai thác tốt các quỹ đất đường sắt. Vấn đề phát triển, xây dựng các kho bãi hàng hóa và nâng cấp, xây dựng các nhà ga hành khách thành trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê theo đúng quy định tại Luật Đường sắt sửa đổi năm 2017”, Phó Thủ tướng yêu cầu.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu tập trung nâng cao năng lực cơ khí bảo đảm cơ khí đường sắt phải làm chủ công nghệ đóng mới toa xe, đầu máy, hạn chế phụ thuộc vào nước ngoài để góp phần giảm giá thành vận tải. Ngoài ra, cần nghiên cứu việc nâng cấp các tuyến đường sắt liên vận với Trung Quốc để phát triển vận tải liên vận quốc tế.
Về vấn đề đổi mới cơ chế khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư, Phó Thủ tướng yêu cầu thực hiện theo đúng chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại công văn số 10506/VPCP-CN ngày 15/12/2020, cụ thể: giao VN quản lý, sử dụng và khai thác theo phương thức không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp đến hết năm 2025, hoặc đến hết năm 2030 theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 46/2018/NĐ-CP.
“Trong thời gian này, tổ chức xác định những giá trị tài sản phù hợp như khu ga, một số tuyến đường sắt để tiến hành giao theo hình thức đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo đúng quy định pháp luật. Nghiên cứu, kiến nghị cơ chế khai thác quỹ đất nhà ga, kho hàng để phát triển nguồn lực và giảm chi phí logistics…”- Phó Thủ tướng chỉ đạo.
Trước đó, tại Hội nghị tổng kết của VNR, ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết: “Với tình hình như hiện nay, sang năm 2022, cả 2 Công ty vận tải đường sắt là Hà Nội và Sài Gòn sẽ mất hoàn toàn vốn chủ sở hữu (3.200 tỷ đồng vốn chủ sở hữu của VNR sẽ hết vào 31/12/2022, toàn bộ nỗ lực sản xuất kinh doanh trong những năm qua sẽ bị xóa sạch trong 2 năm tới đây)”.
Đường sắt lên kế hoạch mở tàu hàng liên vận đi châu Âu
Tổng công ty đường sắt việt nam dự kiến lỗ trong năm 2020 ở mức gần 1.400 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh nghiệp này cũng ... |
Đường sắt xem xét dừng chạy tàu liên vận quốc tế Việt Nam - Trung Quốc do virus Corona
Do ảnh hưởng của dịch viêm phổi cấp do virus corona Vũ Hán gây ra, cục đường sắt Việt Nam đang xem xét, cân nhắc ... |
Đường sắt 100.000 tỷ liên vận Hải Phòng-Trung Quốc tốt cho ai?
Nếu được đầu tư xây dựng, tuyến đường sắt liên vận quốc tế mới khổ ray 1.435mm sẽ nối cảng Lạch Huyện (Hải Phòng) tới ... |
Ngày đăng: 12:38 | 17/01/2021
/ anninhthudo.vn