Trong khi Lầu Năm Góc giảm thiểu tầm quan trọng của các cuộc tuần tra gần các bãi đá và đảo nhân tạo mà Trung Quốc kiểm soát phi pháp trên biển Đông, Bắc Kinh lại lớn tiếng báo động về hoạt động đó.
Chính Trung Quốc công bố cuộc tuần tra "tự do tuần tra hàng hải" mới nhất của Mỹ, với việc tàu khu trục USS Hopper hồi tuần trước áp sát trong vòng 12 hải lý quanh bãi cạn Scarborough, một đảo san hô ở phía Tây Philippines mà Bắc Kinh tranh chấp với Manila. Đây là lần thứ hai trong mấy tháng nay Bắc Kinh xác nhận sự kiện tàu tuần tra, chứ không phải Washington - vốn trước đây đóng vai trò thông báo hoặc tiết lộ chi tiết.
Bà Bonnie Glaser, chuyên gia an ninh tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu quốc tế (Mỹ), đánh giá Washington vẫn duy trì tuần tra đều đặn nhưng không muốn làm ầm ĩ. Ngược lại, Bắc Kinh sẵn sàng công khai thông tin để lấy cớ đẩy mạnh các mục đích quân sự của họ.
Tàu khu trục USS Hopper của Mỹ. Ảnh: US NAVY |
Theo Reuters, một số nhà ngoại giao và chuyên gia an ninh khu vực tin rằng Trung Quốc sẽ nhân đó để điều động thêm lực lượng và tăng tốc quân sự hóa các cơ sở phi pháp ở quần đảo Trường Sa (của Việt Nam). Ông Zhang Baohui, chuyên gia an ninh của Trường ĐH Lingnan (Hồng Kông), cho rằng Bắc Kinh đang lo lắng khi thấy Tổng thống Mỹ Donald Trump tập trung hơn vào châu Á.
Trung Quốc còn lấn xa hơn biển Đông. Báo South China Morning Post ngày 22-1 đưa tin Trung Quốc đã lắp đặt các thiết bị thu thanh tại 2 khu vực đáy biển chiến lược nằm sâu trong vùng biển gần đảo Guam, nơi đặt căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương và cũng là trung tâm tiếp tế, bảo dưỡng cho tàu ngầm của Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương.
Theo chính phủ Trung Quốc, các bộ cảm biến âm thanh hiện đại này - một số có tầm hoạt động hơn 1.000 km - được dùng để nghiên cứu khoa học như tìm hiểu về động đất, bão tố và cá voi. Thế nhưng, giới chuyên gia an ninh đánh giá các bộ cảm biến trên cũng có thể theo dõi sự di chuyển của tàu ngầm ở biển Đông và chặn đứng tín hiệu ngầm dưới nước giữa tàu ngầm và căn cứ chỉ huy.
Các thiết bị do thám này đi vào hoạt động từ năm 2016 nhưng mới được Học viện Khoa học Trung Quốc công bố tháng này. Việc Trung Quốc chú ý đến Guam còn vì đây là một phần của chuỗi đảo thứ hai - tuyến phòng thủ quân sự do Mỹ lập ra từ thời chiến tranh lạnh.
Theo các nhà khoa học liên quan, mục đích chính của các chiến dịch mà Trung Quốc tiến hành gần Guam và các khu vực khác ở Tây Thái Bình Dương là nhằm phá vỡ chuỗi đảo này.
Nga - Mỹ khó xử vì Thổ Nhĩ Kỳ
Giới chức Mỹ vừa bày tỏ lo ngại cũng như kêu gọi sự kiềm chế sau khi Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành chiến dịch quân ... |
JASSM: Giấc mơ vũ trang Nhật Bản
Ngày 8.12 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera tuyên nước này sẽ sớm mua thêm tên lửa tầm trung và xa ... |
Syria: Hé lộ thỏa thuận của Thổ Nhĩ Kỳ và Nga trong hoạt động chống người Kurd
Thổ Nhĩ Kỳ đã có thỏa thuận với Nga về việc triển khai các hoạt động quân sự chống lại lực lượng người Kurd ở ... |
Lục San
Ngày đăng: 09:05 | 24/01/2018
/ http://nld.com.vn