Các cuộc nói chuyện giữa quan chức hai nước sẽ kéo dài trong 2 ngày tại thủ đô Washington (Mỹ). 

Hôm nay, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới bắt đầu cuộc đàm phán cấp cao nhất kể từ khi Tổng thống Mỹ - Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc - Tập Cận Bình đồng ý 90 ngày "đình chiến" từ đầu tháng trước. Cuộc nói chuyện sẽ kéo dài trong 2 ngày tại thủ đô Washington.

Phía Mỹ do Đại diện Thương mại Mỹ - Robert Lighthizer dẫn đầu. Còn đoàn Trung Quốc do Phó thủ tướng Lưu Hạc chỉ đạo. Phía Trung Quốc lần này được dự báo đem đến đề xuất mới, ngoài việc tăng mua hàng Mỹ như đậu tương, năng lượng và sản phẩm khác.

Reuters trích lời một nguồn tin thân cận cho biết đến nay, quan chức Trung Quốc đưa ra rất ít tín hiệu cho thấy sẵn sàng giải quyết các yêu cầu cốt lõi của Mỹ để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, và chấm dứt các chính sách mà Washington cáo buộc là ép công ty Mỹ chuyển giao công nghệ.

my trung quoc bat dau dam phan thuong mai

Biển quảng cáo bên ngoài một cửa hàng bán đồ nhập khẩu tại Sơn Đông (Trung Quốc). Ảnh: Reuters

Những cáo buộc này đã được ông Trump dùng làm lý do để áp thuế nhập khẩu lên 250 tỷ USD hàng Trung Quốc. Ông đe dọa tăng thuế từ 10% lên 25% với 200 tỷ USD hàng hóa từ ngày 2/3, nếu hai nước không thể đạt được một thỏa thuận trong thời gian đình chiến. Toàn bộ hàng nhập khẩu còn lại từ Trung Quốc cũng có thể chịu thuế.

"Rõ ràng là xét trên các mối lo về cấu trúc, về ép buộc chuyển giao công nghệ, hai nước vẫn còn khoảng cách khá lớn", một nguồn tin cho biết trên Reuters.

Giới chức Trung Quốc luôn phủ nhận các cáo buộc về chuyển giao công nghệ. Họ nhấn mạnh đã thực hiện nhiều chính sách, như giảm thuế nhập khẩu ôtô và có dự thảo luật đầu tư nước ngoài nhằm tăng khả năng tiếp cận thị trường cho công ty ngoại, đồng thời cam kết cấm "các biện pháp hành chính nhằm ép buộc chuyển giao công nghệ".

Theo các quan chức cấp cao, mấu chốt để cuộc đàm phán có tiến triển là hai bên đạt thỏa thuận về một cơ chế giám sát, bắt buộc Trung Quốc thực hiện các cải tổ như cam kết. Việc này còn có thể giúp Mỹ duy trì sức ép đánh thuế với hàng Trung Quốc trong dài hạn.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ - Steven Mnuchin thì tỏ ra lạc quan về cuộc gặp. Trên Fox Business Network hôm qua, ông kỳ vọng "có tiến triển đáng kể" về vấn đề tiếp cận thị trường và chuyển giao công nghệ. Ông cũng khẳng định Huawei và đàm phán thương mại là "hai vấn đề khác nhau".

Hà Thu (theo Reuters/Fox)

my trung quoc bat dau dam phan thuong mai \'Công chúa Huawei\' có thể được thả để nhượng bộ đàm phán thương mại?

Hiện Mỹ vẫn chưa nộp đơn xin dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu trong khi hạn chót giam giữ là 30/1. Giới quan sát cho ...

my trung quoc bat dau dam phan thuong mai Trung Quốc ra tuyên bố chính thức sau đàm phán thương mại với Mỹ

Sáng 10/1, Bộ Thương mại Trung Quốc ra tuyên bố chính thức về Đàm phán thương mại cấp Thứ trưởng giữa Trung Quốc và Mỹ.

my trung quoc bat dau dam phan thuong mai 7 yếu tố quyết định thành công của đàm phán thương mại Mỹ - Trung

Các quan chức Mỹ và Trung Quốc đã quyết định kéo dài đàm phán với hy vọng đạt được thỏa thuận chấm dứt chiến tranh ...

my trung quoc bat dau dam phan thuong mai Triều Tiên - Đòn bẩy của Bắc Kinh trong đàm phán thương mại với Mỹ

Việc ông Kim Jong Un gặp Chủ tịch Tập Cận Bình trong thời điểm đàm phán thương mại Mỹ - Trung đang diễn ra là ...

Ngày đăng: 15:01 | 30/01/2019

/