Sau khi ý định ép Trung Quốc kiềm chế Triều Tiên coi như bất thành, nhiều khả năng Tổng thống Donald Trump sẽ đối mặt áp lực phải cứng rắn hơn với Bắc Kinh

Vấn đề biển Đông gần như biến mất khỏi "radar" của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong năm 2017 nhưng điểm nóng này có thể được nhà lãnh đạo này chú ý trở lại năm nay.

Sức ép từ Lầu Năm Góc

Ông Trump lớn tiếng với rất nhiều vấn đề trong năm 2017. Thế nhưng, hoạt động xây dựng trái phép của Trung Quốc ở biển Đông không hẳn nằm trong số đó, dù cho chiến dịch tranh cử trước đó của ông cực kỳ "tô đậm" điểm nóng ở khu vực được đánh giá là lợi ích lâu dài của nước Mỹ.

Tập trung vào căng thẳng Triều Tiên, cũng như có ý xích gần với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, vị tổng thống năng lên tiếng của Mỹ tương đối ít lời khi Bắc Kinh vẫn tiếp tục có hành động khiêu khích tại biển Đông. Báo cáo gần đây của Cơ quan Dữ liệu và Thông tin hàng hải quốc gia Trung Quốc cho thấy năm qua nước này đã xây dựng trái phép các cơ sở với tổng diện tích 290.000 m2 trên 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Các cơ sở này gồm nhà chứa máy bay, hầm tên lửa, hệ thống radar lớn… - theo hình ảnh vệ tinh được Tổ chức Sáng kiến Minh bạch hàng hải châu Á (Mỹ) xem qua. Động thái này của Bắc Kinh đe dọa sẽ thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực.

Mặc dù các hoạt động xây dựng sai trái của Trung Quốc ở biển Đông diễn ra từ trước khi Tổng thống Trump nắm quyền, nhiều người đã kỳ vọng vị tổng thống của Đảng Cộng hòa sẽ hành động mạnh mẽ hơn chính quyền tiền nhiệm. Chiến lược An ninh quốc gia mới của Mỹ, được công bố hồi tháng trước, đề cập tới "nỗ lực của Bắc Kinh nhằm xây dựng và quân sự hóa các tiền đồn tại biển Đông, gây nguy hiểm đối với tự do thương mại, đe dọa chủ quyền các quốc gia khác, đồng thời làm xói mòn sự ổn định của khu vực".

my se soi ky tinh hinh bien dong

Tàu USS Chafee của Mỹ từng tuần tra ở biển Đông hồi năm ngoái Ảnh: HẢI QUÂN MỸ

Thế nhưng, giới chuyên gia vẫn chưa thấy nhiều dấu hiệu Nhà Trắng xem biển Đông là một vấn đề ưu tiên. Ông Jay L. Batongbacal, Giám đốc Viện Nghiên cứu Hàng hải và Luật Biển thuộc Trường ĐH Philippines, cho rằng cách tiếp cận trầm lặng của Mỹ đã để cho Trung Quốc tự tung tự tác trong năm 2017 và điều này có thể tạo ra những thách thức mới đối với ông Trump trong năm 2018.

Theo giới chuyên gia, ông chủ Nhà Trắng có thể buộc phải đưa biển Đông vào ưu tiên trong năm nay. Ý định ép Trung Quốc kiềm chế Triều Tiên coi như bất thành và chính ông chủ Nhà Trắng cũng nói rất nhiều lần về điều này trên Twitter. Trong những tháng tới đây, nhiều khả năng ông sẽ đối mặt với áp lực phải cứng rắn hơn với Bắc Kinh.

"Chúng ta biết rằng không như chính quyền ông Trump, Lầu Năm Góc rất quan ngại về tình hình biển Đông" - nhà phân tích an ninh Richard Javad Heydarian tại Philippines nhận định. "Lầu Năm Góc sẽ tìm các phương án để đấu với Trung Quốc và đẩy mạnh vấn đề này".

Chuyển chiến lược

Câu hỏi đặt ra là bước đi tiếp theo của Bắc Kinh? Phần lớn các chuyên gia nhận định Trung Quốc sẽ tiếp tục ngang ngược đẩy mạnh các dự án xây dựng dân sự và quân sự ở biển Đông. Ngoài ra, trong động thái phản ánh sự chuyển biến về chiến thuật, Bắc Kinh vừa bổ nhiệm một viên tướng có kinh nghiệm về biển Đông vào đảng ủy của lực lượng không quân.

Trang tin Thepaper.cn tại Thượng Hải hôm 1-1-2018 đưa tin Trung tướng Từ An Lượng (61 tuổi), cựu lãnh đạo lực lượng không quân ở Chiến khu Nam đã được thăng chức và trở thành một trong 10 thành viên của Ban Thường vụ Đảng ủy Không quân Trung Quốc. Như vậy, ông Từ là thành viên duy nhất trong cơ quan này có kinh nghiệm thực tế ở biển Đông. Chiến khu Nam vốn là một trong 5 chiến khu của quân đội Trung Quốc và đặc trách về lợi ích của nước này tại biển Đông.

Nhận định về quyết định bổ nhiệm, nhà phân tích quân sự Zeng Zhiping thuộc Viện Công nghệ Nam Xương tại tỉnh Giang Tây cho rằng đây là sự thay đổi lớn trong chiến lược quân sự. Theo báo South China Morning Post, một nguồn tin thân quân đội Trung Quốc tiết lộ ông Từ được bổ nhiệm làm phó chỉ huy trưởng lực lượng Không quân.

my se soi ky tinh hinh bien dong Trung Quốc tăng cường quân sự trên Biển Đông: Tiếp theo là gì?

Trung Quốc đã chính thức thừa nhận hoạt động quân sự hóa trên Biển Đông, Việt Nam phải mạnh mẽ lên tiếng.

my se soi ky tinh hinh bien dong Biển Đông năm 2018: Sóng có dậy lại ở điểm nóng \'bị bỏ quên\'?

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đã "phủ bóng" tranh chấp Biển Đông trong năm 2017, nhưng giới quan sát cho rằng khu vực ...

my se soi ky tinh hinh bien dong Biển Đông - điểm nóng không dễ quên

Vấn đề Triều Tiên nóng bỏng và sự lơ là của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với nhiều vấn đề châu Á ...

Ngày đăng: 19:00 | 03/01/2018

/ Người lao động