Người đứng đầu bộ Quốc phòng Mỹ cho hay những hành động của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông khiến họ nghi ngờ về ý định thực sự của Bắc Kinh tại khu vực này.

"Mỹ sẽ “đối đầu mạnh mẽ” với hành động của Trung Quốc ở Biển Đông trong trường hợp cần thiết", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis nói hôm nay 2/6. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng Washington vẫn sẽ hợp tác với Bắc Kinh vì một mối quan hệ “có kết quả”.

my san sang doi dau manh me voi trung quoc o bien dong

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis.

“Chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông tương phản hoàn toàn với chiến lược minh bạch mà chúng ta đã cam kết. Nó đặt ra câu hỏi về mục tiêu lớn hơn của Bắc Kinh”, ông Mattis phát biểu tại Đối thoại Shangri-La tại Singapore hôm nay.

“Mỹ sẽ tiếp tục theo đuổi mối quan hệ mang tính xây dựng, hướng đến kết quả với Trung Quốc, hợp tác khi cần thiết và sẵn sàng đối đầu mạnh mẽ nếu chúng tôi buộc phải làm vậy. Tất nhiên, chúng tôi nhận thức được rằng bất kỳ trật tự nào ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đều có vai trò của Trung Quốc”, người đứng đầu bộ Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh. Ông cũng khẳng định đây là khu vực “ưu tiên” của Mỹ.

Bài phát biểu của ông Mattis xuất hiện trong bối cảnh gia tăng sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc, khi Washington liên tục thách thức sự bành trướng hàng hải của Bắc Kinh tại khu vực, chủ yếu nằm trong những vùng mà quốc gia này đơn phương tuyên bố chủ quyền và những đảo nhân tạo mà Bắc Kinh quân sự hóa trái phép.

Theo SCMP, những tuần gần đây, Trung Quốc tiếp tục gia tăng sự hiện diện quân sự ở khu vực bằng cách đưa những loại chiến đấu cơ và vũ khí tân tiến, gồm cả máy bay ném bom chiến lược H-6K, tới các đảo mà nước này ngang nhiên chiếm đóng ở Biển Đông.

“Dù Trung Quốc tuyên bố điều ngược lại, song việc họ cho lắp đặt các hệ thống vũ khí đã trực tiếp cho thấy hành động quân sự của họ đang hướng tới nhằm hăm dọa và cưỡng ép”, ông Mattis nói. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng cho hay, Washington sẽ tiếp tục hỗ trợ các thành viên ASEAN để duy trì an ninh khu vực.

Hồi tuần trước, Mỹ đã hủy lời mời tham gia cuộc tập trận hải quân quy mô nhất thế giới RIMPAC đối với Trung Quốc, quốc gia từng đưa quân nhân và tàu chiến tới tham gia tập trận vào các năm 2014 và 2016.

Đại diện Mỹ cho hay đây là động thái nhằm phản đối các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông. Bắc Kinh đã trái phép mở rộng, bồi đắp các đảo nhân tạo ở vùng biển này để phục vụ các hoạt động quân sự.

“Hành động của Trung Quốc không phù hợp với những nguyên tắc và mục đích của cuộc tập trận RIMPAC. Chúng tôi có bằng chứng mạnh mẽ cho thấy Trung Quốc đã triển khai tên lửa chống hạm, tên lửa đất đối không và hệ thống thiết bị gây nhiễu ở các thực thể tranh chấp tại quần đảo Trường Sa thuộc Biển Đông”, Trung tá Thủy quân Lục chiến Christopher Logan, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ, tuyên bố.

Đối thoại Shangri-La sẽ bế mạc vào ngày 3/6. Đây là hội nghị an ninh thượng đỉnh thường niên châu Á, với sự tham dự của các Bộ trưởng Quốc phòng và giới chức của hơn 50 quốc gia, trong đó có Mỹ, Việt Nam, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines.

my san sang doi dau manh me voi trung quoc o bien dong Việt Nam khẳng định tự chủ, hợp tác là nền tảng cho hòa bình

Ngày 2-6, phát biểu tại Đối thoại Shangri-La tại Singapore, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh rằng độc lập, ...

my san sang doi dau manh me voi trung quoc o bien dong Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: Không nước nào nên thống trị châu Á

Phát biểu mở đầu ngày họp thứ 2 trong khuôn khổ Đối thoại Shangri-La 2018, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis khẳng định hợp ...

Ngày đăng: 13:01 | 02/06/2018

/ nguoiduatin.vn