Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran không chỉ gây ảnh hưởng đến quyền lợi của Iran mà còn gây ra rạn nứt với các đồng minh châu Âu.
Mỹ đột ngột rút khỏi hiệp ước hạt nhân quốc tế, Tổng thống Donald Trump cảnh báo rằng chính quyền của ông đang chuẩn bị áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Tehran. Trên thực tế, những biện pháp trừng phạt đó cũng sẽ ảnh hưởng đến lợi ích thương mại của châu Âu tại quốc gia Trung Đông này.
Ông Trump đã nhiều lần chỉ trích Kế hoạch Hành động chung Toàn diện (JCPOA), được người tiền nhiệm Barack Obama ký vào tháng 7/2015 cùng với các thành viên khác của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức. Đến ngày 8/5 vừa qua, nhà lãnh đạo Mỹ đã chính thức tuyên bố quyết định rút khỏi thỏa thuận.
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thất bại trong nỗ lực thuyết phục Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: RT |
Anh, Pháp và Đức, cũng như Liên minh châu Âu (EU) đã cố gắng thuyết phục Washington duy trì thỏa thuận. Tháng 4 vừa qua, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel đều đã đến thăm Nhà Trắng để \'xoa dịu\' chính quyền ông Donald Trump và các mối đe dọa đối với thỏa thuận.
Sự bãi bỏ đơn phương của Mỹ về hiệp ước quốc tế đã phần nào thể hiện thái độ không chú trọng đối với các mối quan tâm của Châu Âu, RT đánh giá. Hơn nữa, cảnh báo kèm theo hình phạt của Mỹ đối với các công ty châu Âu giao dịch với Iran là một minh chứng về thái độ của Washington đối với đồng minh của mình.
Chỉ trong vài giờ sau khi ông Trump ra tuyên bố rút khỏi thỏa thuận, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton đã cảnh báo các công ty châu Âu nên bắt đầu hủy kế hoạch đầu tư tại Iran. Mối đe dọa đã được nhắc lại bởi đại sứ mới của Mỹ tại Đức - Richard Grenell - người thẳng thắn khuyên các công ty Đức “ngay lập tức” bắt đầu dừng hoạt động kinh doanh ở Iran.
Chính quyền ông Donald Trump đã khiến các chính trị gia châu Âu bị sốc vì mặt tiền của "quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương" đã bị phá hủy. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cho biết đã đến lúc EU phải "thay thế Mỹ" đứng đầu thế giới và thể hiện sự lãnh đạo quốc tế.
Bảo vệ hiệp ước hạt nhân, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng cho biết châu Âu phải tự định đoạt số phận của mình khi không còn có thể dựa vào Mỹ. Trong một bình luận đăng trên Der Spiegel, EU nhấn mạnh: “Mỹ đã chọn một con đường đối đầu với châu Âu. Trong 7 thập kỷ của mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương sau chiến tranh, chưa bao giờ Washington vi phạm lợi ích của Châu Âu như hiện nay”.
Liên minh giữa Mỹ và EU rạn nứt vì các chính sách đối ngoại của Washington. Ảnh: Getty |
Từ thỏa thuận hạt nhân Iran, rõ ràng là lợi ích của Mỹ và châu Âu đã phân hóa đáng kể. Trong khi Mỹ hầu như không tôn trọng thỏa thuận, duy trì các biện pháp trừng phạt phi hạt nhân đối với Iran, thì những người châu Âu lại chấp nhận mối quan hệ thương mại mới với nước Cộng hòa Hồi giáo.
Các công ty lớn của châu Âu, bao gồm Airbus, Royal Dutch Shell của Anh, Total của Pháp và tập đoàn Volkswagen của Đức vẫn có các kế hoạch đầu tư trị giá hàng tỷ USD với Iran.
Việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran cũng gây ra vấn đề an ninh. Hầu hết người châu Âu đều nhận thức rằng quyết định của ông Trump đang thúc đẩy sự bất ổn và có khả năng gây ra xung đột lớn hơn ở Trung Đông. EU rất khó có thể chịu được một làn sóng tị nạn khác từ xung đột trong khu vực này.
Ivo H Daalder, cựu đại diện Mỹ tại NATO cho biết: “Tại một thời điểm nào đó, sau khi Mỹ đẩy người châu Âu vào NATO, rút khỏi thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, đại chuyển đại sứ quán tới Jerusalem, vấn đề thương mại và bây giờ là Iran, người châu Âu sẽ đi đến kết luận rằng tốt hơn là họ đi theo cách riêng của mình. Và điểm đó đang đến gần”.
Sự thất bại của thỏa thuận hạt nhân Iran cho thấy những lợi ích quan trọng của châu Âu không liên quan đến Washington. EU phải đối mặt với một khoảnh khắc của sự thật. Họ cần phải khẳng định lợi ích chiến lược của mình bằng cách bảo vệ thỏa thuận hạt nhân của Iran. Để làm được điều đó, người châu Âu sẽ phải tham gia với Nga và Trung Quốc trong việc thiết lập cơ sở hạ tầng tài chính và pháp lý mới để bảo vệ thương mại của mình với Iran khỏi các biện pháp trừng phạt của Mỹ.
Iran nỗ lực \'giải cứu\' thỏa thuận hạt nhân bị Mỹ xé bỏ Ngoại trưởng Iran nói ông tràn đầy hy vọng về "tương lai rõ ràng" của thỏa thuận đang đối mặt với nguy cơ sụp đổ ... |
Chia rẽ trong Nhà Trắng phô bày khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận Iran Diễn biến trong những ngày cuối cùng trước khi Tổng thống Donald Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran phô bày sự chia rẽ ... |
Xé bỏ thỏa thuận Iran, Trump gửi thông điệp cứng rắn tới Triều Tiên Việc Tổng thống Trump quay lưng với thỏa thuận hạt nhân Iran đã làm rõ lập trường cứng rắn của Mỹ về yêu cầu giải ... |
PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo RT)
Ngày đăng: 22:00 | 14/05/2018
/ http://www.doisongphapluat.com