“Satana” của Kim Chính Ân làm hại dây thần kinh Mỹ...

Xin giới thiệu bài viết với các tiêu đề và phụ đề trên (thay lời giới thiệu) của chuyên gia quân sự Nga Aleksandr Sitnhikov quen thuộc. Bài đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 31/5/2019.

my rua ten lua danh chan hit to kill dan ngu
Hệ thống phòng thủ chống tên lửa giai đoạn giữa bố trí trên mặt đất (Ground-based Midcourse Defense, GMD) (Ảnh: AP Photo/TASS)

Đúng 2 năm trước đây, tại căn cứ không quân Vandenberg, các nhà chức trách Mỹ đã hồ hởi tuyên bố đã tiến hành thành công một cuộc thử nghiệm quy mô lớn hệ thống hiện đại hóa thuộc lực lượng phòng thủ chống tên lửa chiến lược Mỹ (Ground-based Midcourse Defense, GMD) được đưa vào trực chiến từ năm 2005.

Thông tin dành cho những ai chưa biết: đây (GMD) là một tổ hợp được “Boeing” chế tạo để đánh chặn các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) trong khoảng không vũ trụ.

Theo ý tưởng của các công trình sư thiết kế, tên lửa đánh chặn ba tầng trọng lượng phóng 21 tấn này sẽ “tìm thấy” các tên lửa đạn đạo của kẻ thù (cả tên lửa đạn đạo tầm trung và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa) ở pha giữa của quỹ đạo bay và sẽ lao vào chúng để phá hủy. Nguyên tắc tiêu diệt này (“hit to kill”) còn được gọi theo cách khác là “viên đạn bắn trúng viên đạn”- (để ngắn gọn, xin được nói tắt- “đạn trúng đạn”-ND).

Trong năm 2017, GMD với 44 tên lửa chống tên lửa (tên lửa đánh chặn) và còn 20 quả tên lửa khác nữa lẽ ra đã phải được triển khai ở Alaska (Mỹ). Khách đặt hàng là Cơ quan Phòng thủ (chống) tên lửa Mỹ.

Cần phải đặc biệt lưu ý một chi tiết là kẻ thù (đối tượng tác chiến của GBM) được xác định là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (CHDCNDTT), nói cho chính xác hơn nữa là ICBM "Hwaseong-15" của Bắc Triều Tiên- một kiểu tên lửa đã được Mỹ “vinh danh” là "Satan" (“Quỷ Sa tăng”) của Kim Chính Ân (tức Kim Jong-un- tác giả in đậm và gạch dưới- ND).

Khi đó Mỹ đã quyết định đưa vào trực chiến không phải là những tên lửa đánh chặn đã được chế tạo, mà là các tên lửa "Redesigned Kill Vehicle " (RKV) hoàn toàn mới.

Căn cứ vào những thông tin được biết, họ (Mỹ) lúc đó đã cần phải khắc phục một số vấn đề được phát hiện trong các lần thử nghiệm tên lửa đánh chặn Exoatmospheric Kill Vehicle (EKV) trước đó- những EKV này trong một số báo cáo và công bố thì được mô tả là xuất sắc, nhưng trong một số báo cáo khác thì lại nhận được những đánh giá lại rất tiêu cực.

“Đạn trúng đạn” mà với xác suất chỉ 40% (trúng), thì rõ ràng phải được coi là một thất bại, bởi vì các sỹ quan điều khiển GMD chắc chắn phải đã được thông báo trước về các thử nghiệm và, có thể không nghi ngờ gì nữa, cả các tham số về quỹ đạo bay của các “khối lạ” (tức tên lửa mục tiêu-ND) .

Và vì vậy, như chính tờ Defense News của Washington đưa tin, Lầu năm góc khi đó đã phải ấn nút “pause” (tạm dừng),- có nghĩa là ngừng cung cấp tài chính cho chương trình RKV “khoa học viễn tưởng” đó.

Và Defense News đã dẫn tuyên bố của ngài Michael Griffin, thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ phụ trách công tác nghiên cứu và thiết kế, cụ thể như sau: "Công ty Boeing đã nhận được lệnh ngừng công tác thiết kế tên lửa đánh chặn mới”.

Có vẻ như Tổng thống Trump, vào năm đầu nhiệm kỳ tổng thống, đã lớn tiếng đe dọa sẽ "quét sạch quốc gia bất hảo Triều Tiên khỏi mặt đất" vì khi đó đã bị các nhà PR (quảng cáo- nghĩa đen- làm quan hệ công chúng-ND) của GMD làm mờ mắt (nên mới lớn tiếng đe dọa BTT như vậy-ND).

Nhưng đến bây giờ, khi đã nắm chắc và biết cụ thể những vấn đề (trục trặc) thực sự với EKV, ông (Trump) đã nhanh nhảu thay thế sự cáu giận bằng một tình cảm dịu dàng với Kim Chính Ân.

Nhưng tuy vỗ vai rất thân mật người bạn mới của mình (Kim Chính Ân), người đứng đầu Nhà Trắng vẫn không quên ra lệnh cho các nhà thầu quốc phòng phải cấp tốc hiện đại hóa hệ thống phòng thủ chống tên lửa.

D.Trump đã hành xử như một cowboy (cao bồi) thực thụ, - tức là vừa bí mật thay đạn cho khẩu Colt của mình vừa nói: "Hỡi Người anh em, chúng ta hãy làm lành với nhau nào". Trong mọi trường hợp, vào thời điểm hiện tại, đây chính là tình huống mà chúng ta đang thấy quanh những gì liên quan đến CHDCNDTT.

Nói một cách khác cho dễ hiểu hơn nữa, nếu Lầu Năm Góc có một hệ thống phòng thủ chống tên lửa chiến lược hoạt động một cách hiệu quả và hoàn hảo hơn, (thì) những gì còn sót lại (từ) BắcTriều Tiên chỉ còn là những mẩu củi cháy dở.

Nhưng trong việc nạp lại đạn (cho khẩu colt) đã có một cái gì đó không ổn. Cơ quan Phòng thủ (chống) tên lửa đột nhiên đòi Lầu năm góc phải chi thêm 412,4 triệu USD nữa để tiếp tục "phát triển chương trình GMD".

Để bạn đọc hiểu rõ hơn tình huống: RKV lẽ ra đã cần phải chứng minh được mình qua các lần thử nghiệm với kết quả có thể chấp nhận được từ năm 2014, nhưng sau đó- lại lùi sang năm 2017, sau đó nữa- tận cuối năm 2018.

Và bây giờ, thời hạn lại được “lùi tiếp” - vào năm 2023 và thậm chí là tận năm 2024, và đến khi đó thì dù sao cuối cùng “Sát thủ (diệt) “Sarmat” Nga và “Satan” Bắc Triều Tiên (của Mỹ) cũng sẽ phải xuất hiện.

Vâng, và sau đó nữa, vào năm 2025, “chú chó canh nhà của Mỹ” (tức hệ thống phòng thủ chống tên lửa) cuối cùng cũng sẽ được nhận chính 20 tên lửa đánh chặn mà Lầu Năm Góc đã đặt hàng. Kế hoạch vừa mới được Boeing thông báo là như vậy đó.

Nói cho thật ngắn gọn, chắc chắn là Trump sẽ không sớm có thể chỉ tay (quát nạt-ND) Kim, sau khi trước đó đã bá vai “anh ấy” một cách hết sức thân thiện. Thậm chí nếu vị tổng thống Mỹ thứ 45 này được tái đắc cử vào năm 2020, thì cũng phải sau 6 năm nữa, tức phải là người kế nhiệm ông thì mới có cơ hội “thanh toán sòng phẳng” với một “Bắc Triều Tiên cộng sản”.

my rua ten lua danh chan hit to kill dan ngu Thổ Nhĩ Kỳ nhượng bộ Mỹ vì S-400

Chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 của Mỹ sẽ được bố trí ở Thổ Nhĩ Kỳ bên ngoài khu vực hoạt động của hệ ...

my rua ten lua danh chan hit to kill dan ngu Câu trả lời của Nga khi Ukraine dọa dùng tên lửa Mỹ

Hải quân Nga vừa bất ngờ tổ chức cuộc diễn tập trên Biển Đen với tên lửa chống hạm và Kalibr.

Ngày đăng: 10:45 | 01/06/2019

/ http://baodatviet.vn