Sau hơn 5 năm trừng phạt Nga, một nghịch lý đã được xác lập là Mỹ và đồng minh giờ đây phải lo đối phó với chính nước Nga thời cấm vận...
Chiếc kéo cắt lưới trừng phạt bao quanh nước Nga của doanh nghiệp Mỹ-phương Tây ngày sắc bén...
Truyền thông Pháp đưa tin, ngày 23/7, Tập đoàn liên doanh kỹ thuật dầu khí Pháp-Mỹ TechnipFMC đã có thỏa thuận trị giá tới 7,6 tỷ USD với Tập đoàn Novatek của Nga, nhằm cung cấp dịch vụ và thiết bị cho 3 trạm tiếp nhận khí đốt ở tây Siberia.
Hợp đồng bao gồm các gói "chuyển giao kỹ thuật, cung cấp thiết bị và xây dựng với Novatek và các đối tác là một phần của Dự án khí hoá lỏng Bắc Cực 2 - Arctic LNG-2", tuyên bố của TechnipFMC cho biết.
Ngoài ra, hợp đồng trị giá 7,6 tỷ USD - lớn hơn 2 lần doanh thu của TechnipFMC năm 2018 là 3,3 tỷ USD - "còn bao gồm việc đóng 3 đoàn tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), với công suất 6,6 triệu tấn/năm/chiếc", theo tuyên bố của TechnipFMC.
Dự án Arctic LNG-2 |
Giám đốc bộ phận quản lý các hoạt động trên bờ/ngoài khơi của TechnipFMC Nello Uccelletti hân hoan: "Dự án là sự công nhận bí quyết và kỹ năng của TechnipFMC, cũng như khả năng của chúng tôi trong các dự án đầy tham vọng và sáng tạo".
Ông Uccelletti còn nhấn mạnh thêm rằng việc TechnipFMC giành được hợp đồng “khủng” ở Nga "cũng xác nhận sự lãnh đạo của TechnipFMC trong cả thị trường LNG, lẫn trong việc chuyển đổi của ngành năng lượng toàn cầu", AFP tường thuật.
TechnipFMC ra đời từ việc sáp nhập giữa Technip của Pháp và FMC của Mỹ, bị lỗ gần 2 tỷ đô la vào năm 2018 vì những đánh giá sai lầm và giải quyết các vấn đề pháp lý. Vi vậy, hợp đồng khủng với Novatek như một sự cứu rỗi với TechnipFMC.
Xin nhắc lại, Dự án Arctic LNG-2 có giá trị lên tới 20 tỷ USD, trên bán đảo Gydan, bắc Siberia, ở vùng Bắc Cực của Nga. Theo thiết kế, dự án có công suất 19,8 triệu tấn/năm, lấy từ hơn 7 tỷ thùng dầu từ các mỏ khí ở Utrenneye.
Trước khi Tập đoàn TechnipFMC có hợp đồng khủng với Novatek, thì Tập đoàn Siemens của Đức cũng được chọn là một trong những nhà cung cấp thiết bị cho Dự án Arctic LNG-2, theo hợp đồng được ký kết ngày 1/2/2019.
Thậm chí theo đại diện Ban quản lý Dự án Arctic LNG-2, Siemens cung cấp thiết bị nén khí cho ba dây chuyền hóa lỏng của Arctic LNG-2, nhưng trong số đó thì thiết bị cho dây chuyền sản xuất thứ ba sẽ được sản xuất tại Nga.
"Dự án Arctic LNG-2 sẽ sử dụng các giải pháp công nghệ mới và liên quan đến sản xuất trong nước. Hợp đồng mở ra cơ hội mới cho nội địa hóa thiết bị nén khí trong công nghiệp LNG của Nga”, Phó Chủ tịch Novatek Alexander Fridman, cho biết.
Nếu như TechnipFMC và Siemens chọn là đối tác với Novatek trong Arctic LNG-2, thì Tập đoàn Total lại chọn đầu tư vào Arctic LNG-2, khi ngày 5/3 vừa qua Total đã ký thỏa thuận với Novatek cho phép họ góp 10% cổ phần vào dự án này.
Được biết, ngoài Dự án Arctic LNG-2, Total và Siemens đã tham gia Dự án Yamal LNG của Novatek và đang được "hái quả ngọt" cùng đối tác Nga, bất chấp các lệnh trừng phạt-cấm vận bao quanh nước Nga liên tục được Mỹ-phương Tây siết chặt.
Việc các Tập đoàn Total, Siemens hay TechnipFMC tham gia hợp tác-đầu tư vào các dự án khí hoá lỏng Yamal LNG hay Arctic LNG-2 chỉ là những ví dụ điển hình về làn sóng các doanh nghiệp Mỹ-phương Tây đầu tư làm ăn tại Nga thời cấm vận.
Dự án Yamal LNG |
Đáng nói là giá trị hợp đồng của các doanh nghiệp Mỹ-phương Tây hợp tác-đầu tư vào Nga ngày càng lớn về giá trị, rộng về lĩnh vực hợp tác và phương thức đầu tư. Nghĩa là cơ hội hợp tác - đầu tư vào nước Nga thời cấm vận đã trở nên rất đa dạng.
Điều đó cho thấy chiếc kéo mà hệ thống các doanh nghiệp Mỹ-phương Tây dùng để cắt lưới trừng phạt mà chính quyền Mỹ và đồng minh bao quanh nước Nga ngày một lớn, tạo lợi ích cho mình và giúp cho nước Nga dễ dàng vượt cấm vận.
Đã đến lúc Mỹ và các đồng minh cần xây dựng các chính sách để có thể đối phó với chính nước Nga thời cấm vận
Ngày 8/2/2019, trong đánh giá của mình, Moody's đã công nhận: "Chính sách của chính phủ Nga đã giúp đảm bảo một nền tài chính công mạnh mẽ, từ đó giúp Nga có đủ khả năng chịu được mọi biện pháp trừng phạt khắc nghiệt nhất có thể của Mỹ".
Theo Moody's thì nhận định ảnh hưởng tiêu cực bởi những cú sốc từ trừng phạt-cấm vận của Mỹ và phương Tây thực sự đã giảm đi đáng kể - mà được hoá giải bởi chính sách của Moscow - nên hoàn toàn không còn là rào cản với giới đầu tư.
Như vậy, chính sách của chính quyền Tổng thống Putin xây dựng, ban hành và thực thi trong ứng phó cấm vận đã tạo ra sức hút cho dòng lợi ích tại xứ sở bạch dương, khiến cho chính hệ thống doanh nghiệp Mỹ-phương Tây "cắt nát" lưới cấm vận Nga.
Trong số các giải pháp của Nga ứng phó cấm vận-trừng phạt, thì việc áp dụng các chính sách giúp nâng cao sức mua cho đồng ruble và gia tăng lợi suất cho đồng nội tệ được giới chuyên gia xem là "ghi điểm" lớn nhất với giới đầu tư.
Bởi qua việc nâng cao sức mua của đồng ruble, chính phủ Nga đã làm giảm sự phụ thuộc của hệ thống tài chính Nga vào đồng USD và cơ chế tài chính Mỹ xoay quanh đồng bạc xanh.
Khi độc lập với USD và cơ chế tài chính xoay quanh USD thì mức độ rủi ro của thị trường tài chính Nga sẽ giảm thiểu. Bởi khi đó chính sách của chính phủ Nga sẽ tác động trực tiếp tới thị trường tài chính Nga, thay vì còn phụ thuộc vào FED.
Với nhà đầu tư thì điều đó đã tạo ra sức hấp dẫn rất lớn. Vì hầu hết các thị trường tài chính hoạt động trong bối cảnh vừa phụ thuộc vào chính sách của chính phủ sở tại, vừa phụ thuộc vào chính sách của FED.
Vì vậy, lựa chọn nâng cao sức mua cho đồng ruble được xem là quyết định đa tác hiệu của Tổng thống Putin. Vừa ổn định cho kinh tế vĩ mô - nền tảng là PPP thay vì GDP phụ thuộc vào USD, vừa đảm bảo cho kinh tế vi mô - hoạt động kinh doanh.
Ông Putin đã chứng minh nghịch lý về giá trị ảo của đồng đô la Mỹ |
Khi sức mua của đồng ruble được nâng cao thì các chính sách nhằm gia tăng lợi suất cho đồng ruble sẽ giúp cộng hưởng sức hút với giới đầu tư. Bởi khi đó doanh lợi của nhà đầu tư được tối đa hoá và luôn là "lời thật".
Trước thực tế đó, nhiều nhận định rằng, chính sách của chính quyền Tổng thống Putin chỉ là "trong cái khó, ló cái khôn" mà thôi. Do vậy, nó sẽ không đảm bảo hiệu ứng tích cực lâu dài, nên nó chỉ có sức hút với những nhà đầu tư kiểu lướt sóng.
Tuy nhiên, khi hợp tác và đầu tư vào Nga - kiểu đầu tư dài hạn - bùng nổ với những hợp đồng ngày càng khủng, thì vấn đề không phải là "trong cái khó, ló cái khôn", mà chính sách của chính quyền Putin là một hệ thống các giải pháp thực tế và khoa học.
Khoa học là chứng minh bản chất giá trị của đồng USD chỉ là giá trị ảo khi nó xa rời nển tảng giá trị là hàng hoá, mà chủ yếu được xác lập bằng niềm tin. Đây là nghịch lý và cần hiệu chỉnh. Khi hiệu chỉnh thành công thì sẽ tạo sức hút với giới đầu tư.
Thực tế là xác định nguồn lực của nước Nga đủ để có thể áp dụng hệ các chính sách "ngược dòng" với Mỹ mà không thể xảy ra bất lợi để tạo ra sự cộng hưởng tiêu cực, khiến nước Nga có thể sụp đổ ngay từ những rung lắc bên trong.
Ở đây chính là nợ quốc gia của Nga thấp, quỹ dự trữ quốc gia của Nga lớn và chính phủ Nga không kích thích tăng trưởng bằng gia tăng nợ vay. Điều này đảm bảo tài chính công có thể hỗ trợ cho tài chính doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi ích kép.
Điều đó thể hiện rõ qua việc Tập đoàn Rosneft xin ưu đãi tới 2.600 tỷ ruble, khoảng 40 tỷ USD tiền thuế tại các mỏ Bắc Cực. Bù lại Rosneft cam kết sẽ đầu tư 5.000 - 8.500 tỷ ruble cho việc phát triển cơ sở hạ tầng khai thác tùy vào trữ lượng thực tế.
Dù phía các cơ quan nhà nước Nga chưa có quyết định về đề xuất của Rosneft, song hiệu ứng thì đã có ngay, khi Rosneft phát hành trái phiếu ra thị trường chi là 25 tỷ ruble - gần 400 triệu USD- nhưng tổng khối lượng đăng ký lên tới hơn 40 tỷ ruble.
Trong khi đó, kế hoạch cải cách thuế của chính quyền Trump với kỳ vọng thu được ít nhất 1.500 tỷ USD trong vòng 10 năm - từ 2017 đến 2027, gặp vô vàn khó khăn và theo giới chuyên gia tài chính Mỹ thì "thực tế sẽ không được như kỳ vọng".
Sự khác biệt về hiệu ứng ở đây là khả năng tài chính công hỗ trợ cho tài chính doanh nghiệp của Mỹ và Nga. Nợ quốc gia của Mỹ đã vượt hơn GDP, song chính phủ vẫn khuyến khích vay không hạn chế, trong khi nợ quốc gia của Nga chỉ là 33% GDP.
Nợ công của Mỹ lớn đã gây bất lợi cho việc tạo doanh lợi của các doanh nghiệp, khiến họ tìm đến Nga |
Giới phân tích cho rằng, với làn sóng doanh nghiệp Mỹ-phương Tây tăng cường đầu tư vào Nga, đã đến lúc chính quyền Mỹ và các đồng minh cần nghiên cứu chính sách của chính phủ Nga thời cấm vận, nếu không muốn trừng phạt bật ngược trở lại.
Rõ ràng, sau hơn 5 năm Mỹ-phương Tây áp trừng phạt Nga, một nghịch lý đã được xác lập là Mỹ và các đồng minh giờ đây phải xây dựng các biện pháp đối phó với chính nước Nga thời cấm vận, chứ không chỉ xây dựng các biện pháp trừng phạt Nga mà thôi.
Nga nói tên lửa S-400 đắt hàng bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ Quan chức Nga hôm 23/7 khẳng định nhiều nước vẫn muốn sở hữu hệ thống S-400, dù đối mặt với nguy cơ trừng phạt từ ... |
Mỹ họp nhóm doanh nghiệp Mỹ, tránh nói về thiệt hại lệnh cấm Huawei Nhà Trắng tổ chức cuộc họp với nhóm doanh nghiệp Mỹ, trực tiếp bàn về giao dịch với Huawei. |
Putin gia hạn cấm vận lương thực với phương Tây đến hết năm 2020 Sắc lệnh được Tổng thống Nga phê chuẩn nhằm đáp trả các biện pháp cấm vận kinh tế của EU liên quan tới xung đột ... |
Bất chấp cấm vận, Venezuela bán hàng chục tấn vàng sẵn sàng 'đấu' Mỹ Chỉ trong vòng 2 tuần qua, Venezuela đã bán lượng lớn vàng dự trữ, trị giá tới 570 triệu USD bất chấp các lệnh cấm ... |
Ngày đăng: 03:00 | 05/10/2019
/ baodatviet.vn