Vì sao sản phẩm mỹ phẩm của Vinaca được Sở Y tế Hải phòng cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm lại có chữ ung thư trên nhãn? Dư luận đang dấy lên nhiều nghi vấn trong vụ việc này.
2 sản phẩm "lạ đời" của Vinaca được Sở Y tế Hải Phòng cấp phép (Ảnh: T.L) |
Danh mục các sản phẩm của Vinaca được Sở Y tế Hải Phòng cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm, mỹ phẩm (Ảnh: T.L) |
Đáng chú ý là trong số 6 sản phẩm này có một tên sản phẩm mỹ phẩm là “Ung thư Vi3”, số công bố sản phẩm 04/17/CBMP-HP ngày 28.6.2018. Thêm 1 sản phẩm nữa với tên “Tỉnh táo Vi7 lái xe, học tập, căng thẳng, mệt mỏi” lại xin đăng ký là mỹ phẩm, số công bố sản phẩm 12/17/CBMP-HP ngày 27.7.2017. Đây là điều hết sức khó hiểu!
Trao đổi với PV Lao Động, ông Trần Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Bộ Công thương - cho rằng, chỉ những doanh nghiệp lừa bịp người dân mới "háo" danh hiệu, để lấy đó làm thương hiệu đánh gục niềm tin của người dân mê muội. Cơ quan chức năng cần xem lại trách nhiệm của đơn vị trao Giấy chứng nhận Top 10 thương hiệu cho Vinaca. Một đơn vị chống hàng giả lại trao giấy chứng nhận Top 10 thương hiệu cho một công ty sản xuất hàng giả.
Vì sao tên sản phẩm của công ty Vinaca là “Ung thư Vi3” mà Sở Y tế Hải Phòng lại vẫn cấp phép là mỹ phẩm?
Sau khi tìm hiểu, được biết, nhãn sản phẩm Ung thư Vi3 có ghi công dụng: "Tăng sinh lý nam/nữ: Bôi hoặc xịt phủ một lượng sản phẩm vừa đủ lên da cơ quan sinh dục nam/nữ trước trong và sau quan hệ tình dục, cấp cứu ngay khi bị bỏng nặng, bỏng nhiệt, bỏng hóa chất; hoặc trong các thể bệnh zona, viêm da, dị ứng, tổn thương da, vẩy nến, á sừng, nấm, virus, ebola, sưng, phù... Tăng cường sức khỏe sinh sản..."
Còn sản phẩm “Tỉnh táo Vi7 lái xe, học tập, căng thẳng, mệt mỏi” được khẳng định: "Có chứa các hạt vàng nano có khả năng chữa hoàn toàn bệnh ung thư da".
Dư luận có quyền đặt câu hỏi: Cấp phép cho mỹ phẩm thì ít nhất cũng phải xem hồ sơ có đủ tiêu chuẩn để cấp hay không? Một loại mỹ phẩm có tên "lạ đời" như vậy mà cơ quan chức năng vẫn cấp giấy phép?... - đây là những câu hỏi "đau đáu" mà người dân đang chờ đợi cơ quan chức năng trả lời.
Như vậy, có thể thấy, tên của 2 sản phẩm mỹ phẩm trên so với công dụng ghi trên nhãn không hề có liên quan. Chỉ có thể hiểu công ty Vinaca cố tình đưa chữ ung thư ra nhãn là có ý đồ "lừa đảo". Thế mà Sở Y tế Hải Phòng đã "bịt mắt" cho qua để ký cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm cho 6 sản phẩm mỹ phẩm của Vinaca. Và từ đây đã tiếp tay cho công ty Vinaca lừa dối người tiêu dùng.
Ngày 18.4, Bộ Y tế đã tiến hành kiểm tra, xác minh các nội dung báo cáo và kết luận của Sở Y tế Hải Phòng là đúng và chỉ đạo thu hồi toàn bộ các sản phẩm có tên Vinaca của cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng Vinaca nói trên. “Sản phẩm “Vinaca ung thư Co3.2” không được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nào cấp phép lưu hành và cũng không được cấp giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với thực phẩm chức năng”- thông tin từ Bộ Y tế nêu rõ. |
Khởi tố vụ án thuốc Vinaca ung thư CO3.2 làm từ than tre
Sau khi phát hiện 2 cơ sở sản xuất bột than tre để làm thuốc Vinaca ung thư CO3.2, Công an Hải Phòng đã quyết ... |
Thâm nhập lớp “Khởi nghiệp Vinaca”: Lộ mặt kinh doanh đa cấp
Để làm rõ hơn về sản phẩm cũng như hình thức kinh doanh của Công ty Vinaca - doanh nghiệp đang gây ồn ào với ... |
Ngày đăng: 08:52 | 21/04/2018
/ Báo Lao Động