Theo Defense News, Không quân Mỹ vừa hoàn thành nâng cấp GBU-57 - loại siêu bom được thiết kế để tiêu diệt hầm ngầm boongke.

Nguồn tin dẫn lời Đại úy Emily Grabowski, đại diện của Không quân tầm xa Mỹ cho biết, tất cả những đơn vị bom GBU-57 đã hoàn thành giai đoạn nâng cấp với nhiều tính năng mới trên phiên bản cũ không có.

Tuy nhiên, vị đại diện nay không cho biết nội dung cụ thể của gói nâng cấp này nhưng tiết lộ, Bộ chỉ huy Không quân Mỹ (USAF) đã chi 16,5 triệu USD để hiện đại hóa GBU-57 MOP để thực hiện một "nhiệm vụ cụ thể".

USAF cho biết, GBU-57 được Mỹ phát triển từ năm 2007, Dự án này do hãng Boeing thực hiện. Bộ Quốc phòng Mỹ đã và tiếp tục khẳng định rằng, bom này được chế tạo chuyên để tiêu diệt các mục tiêu kiên cố ngầm dưới đất trên lãnh thổ Iran và Bắc Triều Tiên, nơi tiến hành các hoạt động nghiên cứu và cất giữ vũ khí hạt nhân.

my nang cap sieu bom gbu 57 phong kich ban xau

Máy bay B-2 thả bom GBU-57 trong thử nghiệm.

GBU-57 là loại bom xuyên phá bê tông lớn nhất thế giới hiện nay với chiều dài 6,1 m và khối lượng khoảng 14 tấn, nặng hơn rất nhiều so với con số 2,3 tấn của GBU-28, là "sát thủ boongke" lừng danh mà nước Mỹ tự hào trong nhiều năm qua. Nó nặng hơn cả GBU-43, loại bom tấn công mặt đất được mệnh danh là bom mẹ với khối lượng 10,3 tấn.

Siêu bom GBU-57 được thiết kế riêng cho các oanh tạc cơ B-2 và B-52, bom GBU-57 có thể chứa 2,5 tấn thuốc nổ và được tích hợp khả năng dẫn đường nhờ hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (GPS). Sau khi chạm đất, GBU-57 sẽ xuyên thấu các tầng bê tông cốt thép nhờ tốc độ cao kết hợp lớp vỏ cực cứng.

Phía đuôi bom được gắn hệ thống quạt đẩy giúp tăng tốc độ để xuyên phá sâu hơn. Sau khi đạt được độ sâu tối đa có thể, bom sẽ tự kích nổ phá hủy mục tiêu. Phần vỏ của đầu nổ được làm từ hợp kim thép đặc biệt và thiết kế cho phép mang khối lượng chất nổ lớn trong khi vẫn duy trì được lực xuyên phá khi va chạm.

Tuy sức nổ chỉ tương đương 3-5 tấn TNT nhưng nhờ gây nổ từ bên trong nên sức công phá của GBU-57 lớn hơn rất nhiều so với tấn công từ bên ngoài. GBU-57 có khả năng xuyên sâu tới 60 m qua lớp bê tông thông thường (có khả năng chịu lực 3.500 tấn/m2), 8 m qua bê tông cường lực (có khả năng chịu lực nén 7.000 tấn/m2) và 40 m qua đá cứng.

Bên cạnh đó, phiên bản mới của GBU-57 được tăng cường công nghệ dẫn đường điện tử để tăng độ chính xác cũng như khả năng né các hệ thống phòng không. Tuy nhiên GBU-57 đã không chứng minh được sức mạnh như nhà sản xuất Boeing công bố. Theo báo các của chuyên gia Lầu Năm Góc hồi cuối năm 2012, bom xuyên boongke GBU-57 không đủ khả năng để phá hủy các cơ sở hạt nhân trong lòng đất của Iran.

Các chuyên gia cho biết, dù GBU-57 được thiết kế để phá hủy các cơ sở hạt nhân trong lòng đất của Triều Tiên và Iran. Tuy nhiên, các cơ sở hạt nhân của Iran được xây dựng ở độ sâu sâu hơn so với khả năng xuyên của bom. Ngoài ra các công trình này còn được tăng cường thêm các lớp bảo vệ bổ sung.

Để khắc phục điều này, Lầu Năm Góc đã gửi yêu cầu tăng ngân sách tài trợ cho chương trình tới Quốc hội Mỹ, nhằm nâng cao uy lực xuyên phá trước khi phát nổ của GBU-57. Đây là một phần trong kế hoạch dự phòng cho một kịch bản xấu Mỹ có thể phải đối mặt trong tương lai.

my nang cap sieu bom gbu 57 phong kich ban xau Mỹ điều đồng loạt 3 loại máy bay ném bom tới đảo Guam

Trong tuần này, quân đội Mỹ triển khai 3 loại máy bay ném bom khác nhau - B-2, B-52 (có khả năng mang vũ khí ...

my nang cap sieu bom gbu 57 phong kich ban xau Mỹ điều oanh tạc cơ tàng hình tới Hàn Quốc trước thềm Olympic

Mỹ sẽ triển khai các máy bay ném bom tàng hình, tàu sân bay và tàu đổ bộ tới bán đảo Triều Tiên trong dịp ...

my nang cap sieu bom gbu 57 phong kich ban xau Máy bay B-24: Kẻ giải phóng châu Âu đến từ Mỹ

Các chiến dịch oanh kích của máy bay ném bom B-24 phá hủy nhiều nhà máy, căn cứ quân sự, làm tê liệt năng lực ...

Ngày đăng: 07:00 | 28/01/2018

/ Đất Việt