Công nghệ lọc hóa dầu của Mỹ hiện đứng gần như đầu bảng trên thế giới, do đó Việt Nam sẽ được lợi nhiều, đặc biệt là phát triển hóa dầu.

Lý giải việc nhiều tập đoàn năng lượng lớn trên thế giới muốn sở hữu khối lượng lớn cổ phiếu của Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), trong đó có Tập đoàn năng lượng SNT (Mỹ) đặt vấn đề mua đến 49% cổ phần bán ra của BSR, PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng, nhà đầu tư nước ngoài nhìn vào tiềm năng của ngành lọc hóa dầuViệt Nam cũng như lợi nhuận nó sẽ mang lại để đầu tư.

Theo vị chuyên gia, điều này phù hợp với chủ trương của Nhà nước về cổ phần hóa - cái gì không cần giữ lại thì bán đi, vấn đề là phỉa tìm những nhà đầu tư chiến lược có đủ năng lực tài chính, quản trị để thúc đẩy ngành đó, doanh nghiệp đó phát triển.

"Nhà đầu tư Mỹ nhìn vào tiềm năng tương lai của ngành lọc hóa dầu ở Việt Nam mà muốn mua cổ phần của BSR. Một đất nước 95 triệu dân, nhu cầu về năng lượng là cực lớn, trong khi đó, về nguyên tắc, theo các hiệp định thương mại tự do (FTA), Việt Nam không mở cửa thị trường năng lượng. Chính vì thế, nguồn nội lực đóng vai trò rất quan trọng.

Thời gian qua, nhiều nhà máy lọc hóa dầu được xây dựng nhằm đảm bảo an ninh năng lượng của Việt Nam, tránh lệ thuộc vào nước ngoài. Nhà nước đang khuyến khích các nhà đầu tư ngoại đầu tư vào đây. Ai có tiềm lực tài chính, quản trị, công nghệ thì vào.

Liên doanh Nhật Bản được tham gia thị trường bán lẻ xăng dầu là do họ đầu tư vào nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, họ được chế biến, phân phối và bán lẻ trong nội địa Việt Nam mặc dù Việt Nam không mở cửa cho nước ngoài bán lẻ", PGS.TS Ngô Trí Long giải thích.

my muon mua 49 co phan loc dau binh son loi nhieu

Lọc dầu Bình Sơn thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài

Vị chuyên gia cũng nhấn mạnh, thứ mà Tập đoàn năng lượng SNT nhắm tới không chỉ là xăng, dầu (lọc dầu) mà là chuỗi sản phẩm mang lại giá trị gia tăng rất lớn của hóa dầu như nhựa đường, hạt polymer, các loại sợi... mà bất kỳ nền kinh tế nào, đặc biệt là kinh tế Việt Nam, đều rất cần. Hiện nay, các sản phẩm đó Việt Nam đang nhập với số lượng lớn.

"Đã là tập đoàn năng lượng của Mỹ thì không chỉ có tiềm lực tài chính mạnh mà công nghệ của họ cũng rất cao. Hiện công nghệ lọc hóa dầu của Mỹ gần như đứng đầu bảng trên thế giới. Chính vì thế, Việt Nam sẽ lợi rất nhiều trong việc thăm dò, khai thác cũng như phát triển công nghệ hóa dầu.

Khi nhà đầu tư ngoại đầu tư vào, ngành dầu khí của Việt Nam sẽ phát triển, kéo theo thị trường xăng dầu cũng phát tiển.

Đến nay, Việt Nam tuy đã có một vài nhà máy lọc dầu nhưng vẫn nhập của nước ngoài rất nhiều. Nếu trước kia nhập 70% thì giờ là gần 70%, Việt Nam chỉ đáp ứng được hơn 30%. Chính vì thế, mảnh đất này còn rất màu mỡ, nếu thu hút được nhà đầu tư ngoại vào khai thác nhiều, Việt Nam có thể giảm tỷ trọng nhập khẩu xăng dầu và các sản phẩm khác của hóa dầu", nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả nhận định.

Dù vậy, ông lưu ý, khi lựa chọn nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam phải tìm hiểu kỹ đối tác, đánh giá đúng tiềm lực của nhà đầu tư; định giá cổ phiếu phải tương xứng với vị thế của nó trên thị trường, tránh bị bán hớ.

my muon mua 49 co phan loc dau binh son loi nhieu Ổn định bền vững nguồn đầu vào cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất

Ngày 8/12 tại Hà Nội, Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) và Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) cùng hai đối tác ...

my muon mua 49 co phan loc dau binh son loi nhieu Ẩn số đối tác chiến lược của Lọc hóa dầu Bình Sơn

Lãnh đạo doanh nghiệp cho biết, có 17 quỹ đầu tư muốn mua cổ phần và 2 tập đoàn lớn nước ngoài kỳ vọng sở ...

Ngày đăng: 09:32 | 12/01/2018

/