Chỉ một lễ diễu binh 92 triệu USD đã khiến nội bộ Mỹ lục đục thì liệu một chiến lược lớn đối đầu Nga có được thực thi hiệu quả?
Người Mỹ tiếc tiền?
Bộ Quốc phòng Mỹ mới đây đã buộc phải hoãn kế hoạch diễu binh vào tháng 11 tới theo đề xuất của Tổng thống Donald Trump. Một trong những nguyên nhân chính là tranh cãi vì khoản chi phí được dự kiến lên tới 92 triệu USD.
Trong một tuyên bố, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Rob Manning hôm 16/8 cho biết Lầu Năm góc và Nhà Trắng ban đầu dự định tổ chức cuộc diễu binh vào ngày 10/11 năm nay, song đã nhất trí "tìm kiếm các cơ hội" tổ chức sự kiện này vào năm 2019.
Hồi tháng 2 vừa qua, Nhà Trắng thông báo Tổng thống Trump mong muốn tổ chức buổi lễ diễu binh với quy mô hoành tráng vào tháng 11 tại Washington với chi phí ước tính vào khoảng 10 - 30 triệu USD. Tuy nhiên, một quan chức Mỹ mới đây nói với hãng AFP (Pháp) rằng chi phí ước tính có thể lên tới 92 triệu USD và con số này chưa được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis chấp thuận.
Binh sĩ Mỹ tham gia một lễ diễu binh ở...Ba Lan
Theo quan chức này, Bộ trưởng Mattis đã nói rằng chi phí trên có thể thay đổi và có thêm những lựa chọn khác.
Hãng tin AP dẫn lời giới chức Mỹ đánh giá chi phí cho cuộc diễu binh sẽ lên đến 92 triệu USD, với gần 50 triệu USD để trang trải cho các máy bay, khí tài, lực lượng quân sự và các công tác hỗ trợ khác. Phần còn lại sẽ trang trải chi phí cho các cơ quan chính phủ và phần lớn sẽ dùng cho công tác đảm bảo an ninh.
Việc hoãn tổ chức lễ diễu binh được xem là một tin không tốt lành đối với Tổng thống Trump với mong muốn phô trương sức mạnh của quân đội Mỹ sau khi ông chủ Nhà Trắng bày tỏ sự ấn tượng với lễ diễu binh kỷ niệm ngày Quốc khánh 14/7 của Pháp hồi năm ngoái.
Ý tưởng này cũng vấp phải một số chỉ trích khi cho rằng việc tổ chức lễ diễu binh rất tốn kém giữa lúc Lầu Năm Góc đang chật vật lo trang trải chi phí huấn luyện, nhân sự và hậu cần.
Sự kiện này còn phản ánh rõ nét sự thiếu đồng bộ giữa Lầu Năm Góc và Nhà Trắng trong việc biến một số ý tưởng "bốc đồng" của Tổng thống Trump thành hiện thực. Trong khi Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis phủ nhận mức chi phí dành cho buổi duyệt binh là “hoang đường” thì Tổng thống Trump lại chỉ trích giới chính trị gia tại Washington D.C vì đã “hét” mức giá trên trời.
Trong chuyến thăm Pháp dự lễ Quốc khánh nước này hồi tháng 7 năm ngoái, Tổng thống Trump được mô tả là đã "say sưa" theo dõi từ trên khán đài khi các lực lượng vũ trang Pháp trình diễn xe tăng và máy bay chiến đấu, trong số đó có máy bay mua của Mỹ, dọc trên Đại lộ Champs-Élysées danh tiếng.
Lễ diễu binh của Pháp hồi tháng 7 năm ngoái
Trước đây, Washington đã từng tổ chức một vài cuộc diễu hành, trong đó có sự tham gia của quân đội vào Ngày tưởng niệm Tử sĩ và ngày Quốc khánh. Năm 1991, sau cuộc chiến Vùng Vịnh, chính quyền của Tổng thống Bush cha khi đó đã tổ chức một cuộc diễu binh chiến thắng với sự tham gia của 8.000 binh sỹ, máy bay chiến đấu tàng hình F-117, một vài xe tăng và bệ phóng tên lửa Patriot.
Giới phân tích cho rằng Tổng thống Trump muốn có một cuộc diễu binh quy mô lớn hơn dọc Đại lộ Pennsylvania ở Washington nối từ Nhà Trắng đến Đồi Capitol.
Ông chủ Nhà Trắng từng tuyên bố: “Chúng ta phải tổ chức diễu binh và phải làm hay hơn họ (người Pháp)”.
Ngoài vấn đề chi phí, yếu tố kỹ thuật cũng được đánh giá đã gây trở ngại cho mong muốn trên của ông Trump. Theo đó, các xe tăng phải xuất hiện trong buổi diễu binh của quân đội Mỹ có thể nặng hơn 60 tấn. Trong cuộc diễu binh hồi năm 1991, quân đội đã bọc cao su lên bánh xe tăng nhưng sau đó vẫn có thông tin về dấu bánh xích và hư hại trên mặt đường.
Có những ý kiến đi xa hơn khi chỉ trích ông Trump bằng cách so sánh ý tưởng này với màn duyệt binh mà họ gọi là "phô trương sức mạnh" thường thấy ở những nước như Trung Quốc, Nga và Triều Tiên.
Tướng không quân về hưu Michael Hayden phát biểu trên CNN hôm 17/8: “Đây không phải là phong cách của chúng ta… Chúng ta biết mình mạnh như thế nào, chúng ta không cần phải thể hiện”.
Giải pháp giúp Mỹ vô hiệu hóa siêu ngư lôi \'Thần biển\' của Nga
Lập trạm trinh sát thủy âm dưới biển, sử dụng vũ khí siêu vượt âm là các giải pháp Mỹ có thể đối phó với ... |
Tiêm kích huấn luyện Mỹ lao xuống đất gây cháy lớn
Một máy bay T-38 gặp nạn tại bang Oklahoma, Mỹ khi huấn luyện, phi công thoát hiểm an toàn và được cứu sau đó. |
Ngày đăng: 08:20 | 20/08/2018
/ http://baodatviet.vn