Trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, giáo dục mỹ thuật được dạy ở cả ba cấp, chia thành hai giai đoạn: bắt buộc và định hướng nghề. 

Theo Ban Phát triển các chương trình môn học, là môn học thuộc lĩnh vực nghệ thuật thị giác, mỹ thuật có vai trò chủ yếu trong việc bồi dưỡng, giáo dục thẩm mỹ, góp phần đáp ứng mục tiêu giáo dục hài hòa về đức, trí thể, mỹ cho học sinh.

Kết cấu chương trình môn Mỹ thuật gồm các yếu tố tạo hình và nguyên lý tạo hình cơ bản, nhằm bồi dưỡng, phát triển năng lực thẩm mỹ thị giác cho học sinh. Ba mạch kiến thức xuyên suốt ba cấp học của môn Mỹ thuật là: tạo hình, dụng và thảo luận mỹ thuật.

Ở cấp tiểu học, chương trình chú trọng hướng dẫn học sinh sử dụng kiến thức mỹ thuật để tìm hiểu, khám phá, biểu đạt bản thân và thế giới xung quanh. Ở cấp THCS, chương trình đảm bảo cho học sinh tiếp cận với các trường phái, phong cách, di sản văn hóa, nghệ thuật của Việt Nam và thế giới để vận dụng vào thực hành, sáng tạo thẩm mỹ gắn với thực tiễn đời sống.

my hoc duoc day tu lop 1 den lop 12

Thí sinh thi vẽ. Ảnh: Hải Duyên.

Ở cấp THPT, chương trình được mở rộng, phát triển theo hướng tiếp cận đa ngành nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật thị giác và được thiết kế thành các học phần. Bên cạnh nội dung giáo dục cốt lõi, chương trình thiết kế các chuyên đề học tập, đáp ứng sở thích và thiên hướng phát triển mỹ thuật, chuẩn bị tham gia đời sống xã hội của học sinh.

Khác với chương trình hiện hành, nội dung môn Mỹ thuật mới không thiết kế theo các dạng bài học độc lập, cụ thể mà thông qua các yếu tố và nguyên lý tạo hình để lồng ghép hoạt động thực hành và thảo luận nghệ thuật. Tuy nhiên, cách tiếp cận nội dung các dạng bài về cơ bản không thay đổi. Do đó, giáo viên cần nghiên cứu kỹ chương trình và chủ động tham gia bồi dưỡng, tập huấn.

Trong tổ chức hoạt động dạy học, nếu chuyển đổi từ dạy ở phòng học truyền thống sang phòng học bộ môn thì sẽ phát huy được vai trò tối ưu của môn học, cũng như khai thác sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học Mỹ thuật. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, khi việc dạy học ở các phòng học truyền thống vẫn còn phổ biến, nhà trường và giáo viên tùy vào điều kiện cụ thể có thể chuẩn bị một số đồ dùng trực quan trong dạy học như: Tranh, ảnh, đồ vật, đồ dùng, băng đĩa hình ảnh, tư liệu với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật như máy tính, đèn chiếu (overhead), máy chiếu (projector) và Internet.

my hoc duoc day tu lop 1 den lop 12 Học sinh THPT sẽ được học môn Âm nhạc

Thay vì chỉ dạy ở tiểu học và THCS như hiện nay, Âm nhạc sẽ được đưa vào bậc THPT. Học sinh được làm quen ...

my hoc duoc day tu lop 1 den lop 12 Chương trình các môn học mới sẽ thay đổi thế nào

Môn Toán không còn những dạng bài lắt léo và thiết thực hơn. Môn Ngữ văn học sinh chỉ học 6 tác phẩm học bắt ...

Ngày đăng: 10:00 | 14/01/2018

/ VnExpress