Căng thẳng quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ gần đây đã làm dấy lên nghi ngờ về một chiến lược mới nằm trong tay Nga, giới chuyên gia nhận định.
Theo Telegraph, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã tố cáo Mỹ khơi mào “cuộc chiến tranh kinh tế với toàn thế giới” và gọi quyết định áp đặt thuế suất của Mỹ với Thổ Nhĩ Kỳ là cú “đâm sau lưng” trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tiền tệ của nước này đang ngày càng trầm trọng.
Hôm 10/8, Mỹ công bố tăng gấp hai lần thuế nhập khẩu với nhôm từ Thổ Nhĩ Kỳ trong bối cảnh Washington và Ankara đang gia tăng xích mích về cuộc nội chiến ở Syria, các vấn đề ngoại giao, và vụ một mục sư Mỹ bị Thổ Nhĩ Kỳ giam giữ. Quyết định này khiến đồng tiền của Thổ Nhĩ Kỳ sụt giá mạnh.
Mối quan hệ Nga và Thổ Nhĩ Kỳ thời gian gần đây trở nên thân thiết.
"Một mặt, quý vị nói về liên minh chiến lược, còn mặt khác, quý vị đâm sau lưng đối tác. Chúng tôi không thể chấp nhận điều đó", ông Erdogan tuyên bố hôm 13/8.
Tổng thống Erdogan cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang phải chịu một “cuộc vây hãm” về kinh tế và các cuộc tấn công nhằm vào nền kinh tế sẽ tiếp tục kéo dài trong một thời gian nữa. Tuy nhiên Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có những biện pháp đáp trả và sẽ sớm vượt qua cuộc tấn công này.
Tổng thống Erdogan khẳng định: “Chúng tôi đang đưa ra các bước đi cần thiết chống lại các cuộc tấn công này. Tôi tin rằng đồng nội tệ sẽ vững mạnh trở lại ở mức hợp lí trong khuôn khổ các qui tắc kinh tế. Các bạn không nên quá lo ngại”.
Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cũng lưu ý rằng Ankara không định đầu hàng sau áp lực trừng phạt từ phía Mỹ.
Hôm 13/8, cố vấn kinh tế Nhà Trắng Kevin Hassett cho hay chính quyền Tổng thống Donald Trump đang theo dõi sát tình hình tài chính ở Thổ Nhĩ Kỳ sau khi tiền tệ của nước này rớt giá kỷ lục so với đồng đô la Mỹ.
Ông Hassett nói quyết định của Tổng thống Donald Trump tăng gấp đôi thuế quan đối với thép Thổ Nhĩ Kỳ chỉ chiếm một phần rất nhỏ GDP của Thổ Nhĩ Kỳ, cho nên đồng lira sụt 40% giá trị là một dấu hiệu cho thấy nhiều nền tảng kinh tế của nước này đang có vấn đề.
"Khi một quốc gia đứt liên kết với dân chủ tự do thì không biết được chuyện gì sắp xảy ra cho nền kinh tế và tôi nghĩ có rất nhiều điều bất ổn" - ông Hassett nói.
Tổng thống Erdogan lưu ý rằng Ankara tiếp tục phát triển quan hệ với Moscow "có tính đến lợi ích của mình".
Mối quan hệ ấm lên giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ
Trong bối cảnh căng thẳng Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ tăng cao, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã tới Thổ Nhĩ Kỳ. Cùng với mối quan hệ Nga-Thổ thời gian qua cải thiện, dự đoán nhiều lợi ích cho cả hai bên.
Tuần trước, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và Tổng thống Putin cũng có cuộc điện đàm, thảo luận các định hướng tích cực trong mối quan hệ hợp tác kinh tế và thương mại song phương.
Bộ Ngoại giao Nga cho biết, mặc dù còn phải bàn bạc chi tiết nhưng nước này ủng hộ đề xuất của Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng các đồng nội tệ quốc gia trong thương mại song phương, tuyên bố của Nga cho hay.
Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan.
“Vấn đề sử dụng đồng nội tệ quốc gia trong các hoạt động thương mại song phương là một vấn đề mà Nga đã đề cập khá lâu. Tổng thống Putin cũng đã nói về khả năng này trong một số trường hợp. Tất nhiên điều này đòi hỏi thảo luận, tính toàn chi tiết. Tuy nhiên đây là điều mà chúng tôi đang hướng đến trong các mối quan hệ thương mại song phương và đã được đề cập nhiều lần trong các cuộc đàm phán giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ”, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho hay.
Giới quan sát cho rằng, với chính sách ngoại giao của Tổng thống Donald Trump đang đẩy Thổ Nhĩ Kỳ dần về phía Nga. Thổ Nhĩ Kỳ đang trong quá trình tìm kiếm những đồng minh mới và có thể tạo ra các liên minh địa chính trị khu vực mà chắc chắn sẽ làm người Mỹ “đứng ngồi không yên”.
Thổ Nhĩ Kỳ "đếm từng ngày" rời NATO, Nga dang rộng tay chào đón
Sau một loạt đòn các trừng phạt từ phía Mỹ, thời điểm Thổ Nhĩ Kỳ rời NATO giờ đây chỉ còn đếm từng ngày, trong ... |
Từng bước rạn nứt trong quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ
Quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng căng thẳng từ khi Tổng thống Erdogan tái đắc cử hồi tháng 6. |
Ngày đăng: 08:42 | 15/08/2018
/ http://www.nguoiduatin.vn