Để đối phó với sự nguy hiểm của vũ khí siêu thanh Nga, Mỹ đang đồng thời phát triển một số chương trình phòng thủ, trong đó có Valkyrie.
Theo Sputnik, nhà thầu quốc phòng Lockheed Martin đã nhận được một hợp đồng trị giá 4,442 triệu USD phát triển khái niệm Valkyrie Interceptor Terminal Hypersonic Defense (Phòng thủ đánh chặn siêu thanh Valkyrie). Người Mỹ tin rằng, Valkyrie sẽ có thể đối phó lại lợi thế của Nga và Trung Quốc về vũ khí siêu thanh.
Cùng với đó, nhà sản xuất Raytheon đã giành được hợp đồng xây dựng hệ thống SM-3 HAWK (tổng cộng 4,445 triệu USD). Đánh giá theo tên gọi, có thể nói về sự phát triển của tên lửa phòng thủ có điều khiển dòng "tiêu chuẩn" RIM-161 SM-3, bố trí trên tàu chiến.
Những tên lửa này được trang bị đầu đạn với hệ thống thông tin và điều khiển Aegis, sử dụng trên các bệ phóng Mk-41, được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu khác nhau ở độ cao ngoài khí quyển, nhưng cũng có thể được triển khai trên mặt đất.
Chiến hạm Mỹ phóng tên lửa SM-3. |
Trong khi đó, Boeing đã ký hợp đồng trị giá 4,357 triệu USD để phát triển Hypervelocity Interceptor Concept for Hypersonic Weapons (HYVINT) (Khái niệm đánh chặn vũ khí siêu âm). Boeing đã có kinh nghiệm làm việc với thiết bị siêu âm (hypersound).
Hiện không có thông tin về chương trình này nhưng nhiều khả năng, một số hệ thống sẽ được bó trí trên không gian. "Một nghiên cứu riêng biệt sẽ được dành cho vấn đề này, bao gồm cả hiệu quả và chi phí khi triển khai các hệ thống như vậy. Không đặt ra bất kỳ một thời hạn nào.
Nhưng có khả năng Raytheon, Boeing và Lockheed Martin cũng sẽ xem xét các lựa chọn thiết trí trên không gian khi phát triển các khái niệm cho các thiết bị đánh chặn vũ khí siêu âm", Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Michael Griffin cho biết hồi đầu năm 2019.
Ngoài ra, người Mỹ cũng đang đổ tiền phát triển hệ thống vũ khí laser công suất cao và vũ khí vi sóng cùng với mục đích đối phó với tên lửa siêu thanh Nga. Tuy nhiên, tất cả mới chỉ dừng lại ở mức độ ý tưởng và chưa hề có thiết kế cụ thể và thời điểm bắt đầu và triển khai.
Đây chính là lý do khiến Giám đốc dự án Boris Satovsky tại Quỹ Nghiên cứu Quân sự ở Moskva cho biết, Mỹ không thể đánh chặn vũ khí Nga trong 40 năm tới.
"Với tốc độ siêu thanh cùng quỹ đạo không thể tính toán, những hệ thống vũ khí siêu thanh của Nga có thể xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ hiện nay, vì vậy nó bảo đảm cân bằng chiến lược quân sự toàn cầu trong 30-40 năm tới", ông Boris Satovsky tuyên bố.
Không chỉ Nga nói về sự nguy hiểm của vũ khí siêu thanh của mình, báo Đan Mạch Jyllands-Posten cũng vừa có bài phỏng vấn người đứng đầu bộ phận không quân của Học viện quân sự Đan Mạch là ông Carsten Marrup về các mối nguy hại đối với Mỹ và NATO, xuất phát từ loại tên lửa siêu thanh thế hệ mới mà Nga đang phát triển.
Marrup cho biết, giới công nghiệp quốc phòng Nga đang phát triển tên lửa hạt nhân siêu thanh đe dọa toàn bộ hệ thống phòng thủ tên lửa của thế giới, bởi vì tốc độ của những tên lửa này sẽ đạt 15.000 km/h.
Moscow đã chế tạo và thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh, có khả năng vượt qua các hệ thống phòng thủ tên lửa mạnh nhất của Mỹ như Patriot, THAAD hay các hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis trên các tuần dương hạm và khu trục hạm.
Các tên lửa siêu thanh có thể rất nhanh chóng tấn công hạt nhân vào mọi mục tiêu, ở bất cứ nơi nào trên thế giới với tốc độ siêu cao, nhanh đến nỗi những hệ thống phòng thủ tên lửa không thể phát hiện và triển khai đánh chặn. Để đạt được khả năng đánh chặn siêu thanh như tuyên bố, Mỹ có thể phải mất nhiều năm nữa với số tiền đầu tư không hề nhỏ.
Trung Quốc thử nghiệm động cơ tên lửa ‘bỏ túi’ nặng chỉ 300g Động cơ được phát triển nhằm kéo dài tuổi thọ cho các tàu vũ trụ nhỏ và ngăn chúng trở thành rác không gian - ... |
Triều Tiên phóng tên lửa: Không chỉ là thông điệp chính trị Theo giới phân tích, các vụ phóng tên lửa không chỉ là thông điệp gửi đến Mỹ, mà còn cho thấy các bước phát triển ... |
Nhật Bản phản ứng sau khi Triều Tiên phóng tên lửa 10/9 Vụ phóng trên diễn ra 1 ngày sau khi Bình Nhưỡng báo hiệu sẵn sàng bắt đầu lại các cuộc đàm phán phi hạt nhân ... |
Đan Nguyên
Ngày đăng: 10:34 | 11/09/2019
/ baodatviet.vn