Quốc hội Mỹ dành khoản ngân sách khổng lồ cho việc hiện đại kho vũ khí hạt nhân trong 30 năm tới. Trong đó ưu tiên nâng cấp đầu đạn W78.
Thông tin này được biết đến trong nội dung báo cáo của Cơ quan Kế toán nhà nước Mỹ, Quốc hội nươcfcs này vừa thông qua một khoản ngân sách siêu lớn cho phép quân đội nước này nâng cấp kho vũ khí hạt nhân của mình.
Cụ thể, tổng chiến lược đặt ra có dự trù kinh phí lên tới 1.000 tỷ USD nhằm hiện đại hóa các loại vũ khí hạt nhân và phương tiện mang vũ khí hạt nhân trong thời gian 30 năm tới. Theo đánh giá của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ, để hỗ trợ và hiện đại hóa vũ khí hạt nhân trong giai đoạn từ 2018 – 2026, Washington phải tiêu tốn tới 400 tỷ USD.
Mỹ nâng cấp đầu đạn hạt nhân.
Đợt giải ngân trước mắt là khối ngân sách hàng chục tỷ USD cho việc hiện đại hóa một số loại bom và tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Trong đó, 11 tỷ USD sẽ dành cho tên lửa đạn đạo W88 Trident II và bom hạt nhân B61-12, khoảng 10-15 tỷ USD dành cho nâng cấp đầu đạn hạt nhân W78 của tên lửa Minuteman 3.
Dù kế hoạch nâng cấp và khoản ngân sách được Quốc hội Mỹ thông qua dù nhiều ý kiến cho rằng đây là khoản tiền "điên rồ" khi nó làm tăng gánh nặng đáng kể lên nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát cho rằng hành động này là cần thiết khi Mỹ đang cảm thấy lo ngại với sức mạnh hạt nhân của Nga.
Hồi đầu tháng 10, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis coi tiềm lực hạt nhân Nga là một mối đe dọa lớn nhất khi Moscow công bố một số đặc tính kỹ chiến thuật của nhiều hệ thống tấn công hạt nhân chiến lược mới.
Ông James Mattis cho rằng nước Mỹ đã lạc hậu trước sức mạnh quân sự hạt nhân của Nga. Mỹ đang sở hữu "bộ ba hạt nhân" gồm tàu ngầm hạt nhân, máy bay ném bom chiến lược và tên lửa đạn đạo đều đang không bắt kịp với những tiến bộ mà Nga có được.
Át chủ bài trên mặt đất của Mỹ là tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman 3, đã được đưa vào hoạt động từ cuối những năm 1960. Loại tên lửa này có khả năng mang ba đầu đạn 340 kiloton hoặc 1 đầu đạn 400-475 kiloton, có thể đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách lên tới 13.000km. Minuteman 3 liên tục được nâng cấp và loại tên lửa này sẽ trực chiến ít nhất đến năm 2030.
Trong khi đó, chỗ dựa trên không của Mỹ chỉ có máy bay tàng hình B-2 Spirit (20 chiếc) và máy bay B-52H Stratofortress (70 chiếc). Dù Spirit còn trẻ nhưng số lượng của chúng quá giới hạn. Trong khi B-52 gần như không còn khả năng nâng cấp và đã được biên chế 56 năm.
Mỹ chắc chắn sẽ dốc tiền để cải tạo lại khả năng răn đe trên không của mình. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng B-21 Raider là cái tên sáng giá duy nhất trong danh sách máy bay ném bom chiến lược mà nước này sở hữu. Tuy nhiên, Washington sẽ phải đẩy mạnh quá trình nghiên cứu phát triển các thế hệ máy bay mới nếu muốn áp đảo tuyệt đối Nga với vũ khí hạt nhân trên không.
Thành phần mạnh nhất trong bộ ba hạt nhân của Mỹ là hải quân. Tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio - xương sống của lực lượng răn đe chiến lược Mỹ. Mỗi chiếc trong tổng số 18 tàu ngầm chiến lược được trang bị 24 tên lửa đạn đạo Trident I và II. Theo các nhà phân tích phương Tây, hơn một nửa kho vũ khí hạt nhân của Mỹ nằm trong các ống phóng tàu ngầm lớp Ohio.
Hiện Mỹ đang phát triển tàu ngầm chiến lược lớp Columbia. Tàu chính của dự án sẽ được trang bị cho lực lượng hải quân vào năm 2031. Tàu ngầm lớp Columbia chỉ có 16 ống phóng nhưng tên lửa sẽ vẫn giữ nguyên loại Trident IID5.
Chiếc tàu này sẽ khó bị phát hiện bởi mức độ tự hành cao và lò phản ứng được nạp nhiên liệu hạt nhân chỉ "một lần cho mãi mãi". Thực tế tình hình năm 2017 cho thấy, Washington đang có khoảng 1.400 đầu đạn hạt nhân đã được triển khai. Trong khi đó, Nga có tới 1561 đầu đạn dự trữ.
Giáo sư Sergei Sudakov, Viện Hàn lâm Khoa học quân sự Nga từng nói với Sputnik rằng Nga đang đứng thứ nhất thế giới về sức mạnh hạt nhân và bộ ba hạt nhân chiến lược. Tuy nhiên, trật tự này sẽ chỉ được duy trì trong 5 - 7 năm tới.
Trong khoảng thời gian này, theo ông Sudakov, Mỹ sẽ làm mọi điều để lấp đầy khoảng cách công nghệ. Song song với đó, Mỹ sẽ kìm hãm sự phát triển của nước Nga. Ông Sudakov cho rằng một trong những chiến lược kìm chế sức mạnh quân sự của Nga chính là các biện pháp kinh tế mà Washington áp đặt với Moscow.
Tổng thống Nga cảnh báo Mỹ về cuộc chạy đua vũ trang không kiểm soát
Tổng thống Nga cảnh báo, khả năng Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF sẽ gây nguy cơ về một cuộc chạy đua vũ trang không ... |
Số phận hiệp ước hạt nhân Nga-Mỹ sẽ được quyết định trong cuộc gặp này
Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump sẽ thảo luận về Hiệp ước vũ khí hạt nhân tầm trung INF ... |
Ngày đăng: 14:08 | 10/12/2018
/ http://baodatviet.vn