Dù S-500 được xếp vào bộ tứ siêu vũ khí của Nga nhưng theo tuyên bố của Mỹ, họ có thứ còn khủng khiếp hơn nhiều.
Truyền thông Nga vừa xếp 4 loại vũ khí thế hệ mới của nước này vào "bộ tứ siêu vũ khí" và khẳng định, đây là những thứ thế giới chưa có loại tương tự và chưa thể đối phó. Cụ thể, những vũ khí lần lượt là S-500 Prometheus, Kh-47M2 Kinzhal, 3M22 Zircon và tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Sarmat.
Mặc dù được Nga đánh giá cao nhưng theo phân tích của tạp chí National Interest, với đòn đánh chặn mẫu mực của mình, phòng thủ Mỹ đang tạo nên sự khác biệt với Nga và đặc biệt là S-500 khi sở hữu những vũ khí cực tối tân, đặc biệt là hệ thống THAAD.
Hệ thống S-400.
Báo Mỹ viết, hiện tại S-500 của Nga là tổ hợp phòng thủ số 1 trên thế giới, là một trong những tinh hoa của nền công nghiệp quốc phòng Nga có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo và vệ tinh.
Chuyên gia của National Interest cũng cho rằng, các đặc tính chiến thuật và kỹ thuật của tổ hợp phòng không S-500 xóa bỏ mọi nghi ngờ về khả năng thực của nó. Tạp chí Mỹ cho rằng, tại Nga tổ hợp phòng thủ S-500 được thử nghiệm ở khoảng cách mà trước đó được cho là không thể vượt qua.
Trong thử nghiệm, tổ hợp S-500 bắn trúng và diệt thành công mục tiêu ở khoảng cách lên đến 481 km, đây là khoảng cách lớn hơn nhiều so với các tổ phòng thủ Nga từng thử nghiệm trước kia. National Interest cho biết S-500 có thể diệt mục tiêu với bán kính lên đến 600 km.
Với những tính năng của S-500, hiện nay vũ khí này không có đối thủ trên thế giới. Tuy nhiên, điều khá bất ngờ là ngay sau những lời khen ngợi S-500, tạp chí National Interest đã cho rằng hệ thống phòng thủ này của Nga không thể thực hiện phương pháp đánh chặn bằng động năng "hit to kill" như của Mỹ.
Ngay từ thời Chiến tranh lạnh, hầu hết những hệ thống đánh chặn của phòng thủ Mỹ đều được thiết kế theo kiểu đánh chặn hit-to-kill. Hiện nay, phương thức đánh chặn này vẫn là số 1 và Mỹ khiến không một nước nào có thể theo kịp. Từ những hệ thống Patriot đến THAAD... và đặc biệt là đạn đánh chặn của chương trình Phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD) cũng sở hữu đòn đánh chặn này.
Những hệ thống phòng thủ này được thiết kế với cảm biến, bộ điều khiển, chuyển hướng cực linh hoạt. Một đầu đạn đánh chặn có thể đạt vận tốc siêu vượt âm cùng khả năng chuyển hướng mà không làm giảm độ chính xác, giúp nó có thể tiếp cận và tiêu diệt những tên lửa hiện đại nhất.
Thông tin về tên lửa của đối phương bao gồm quỹ đạo và phạm vi ảnh hưởng có thể xảy ra được chuyển đến trung tâm dựa trên những vệ tinh và hệ thống radar trên mặt đất.
Chỉ sau ít phút từ khi có thông tin về tên lửa đối phương, hệ thống tên lửa đánh chặn đã được chuẩn bị sẵn sàng và được lập trình bởi thông tin thu được từ radar. Khi tên lửa được phóng đi thực hiện đòn đánh kiểu hit-to-kill, sẽ có rất ít cơ hội cho mục tiêu trốn thoát. Và đây chính là sự khác biệt giữa phòng thủ Mỹ và Nga.
Tuấn Vũ
Mỹ thừa nhận không đủ khả năng chống cự với siêu vũ khí Nga
Mỹ không có lực lượng phòng thủ tên lửa đủ hiệu quả để bảo vệ chống lại vũ khí siêu thanh của Nga và Trung Quốc, ... |
Tin tặc có thể khống chế siêu vũ khí Mỹ trong 9 giây
Mật khẩu truy cập một siêu vũ khí Mỹ đơn giản đến mức các kiểm sát viên đóng giả tin tặc có thể đoán được ... |
3 siêu vũ khí Nga khiến Trung Quốc tâm phục
Truyền thông Trung Quốc nêu ba thành tựu quân sự lớn nhất của Nga là tàu ngầm hạt nhân, tên lửa đạn đạo liên lục ... |
Ngày đăng: 15:15 | 17/01/2019
/ http://baodatviet.vn