Hạ viện Mỹ hôm 4-5 công bố chi tiết về dự luật ngân sách quốc phòng thường niên trị giá 717 tỉ USD, bao gồm các biện pháp đối phó với Trung Quốc, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuần tới, Uỷ ban Quân lực Hạ viện Mỹ sẽ tranh luận về Dự luật Ủy quyền Quốc phòng Quốc gia (NDAA), vốn cho phép mức chi tiêu quốc phòng và đề ra chính sách kiểm soát việc sử dụng ngân quỹ.
NDAA sẽ được công bố vào tuần tới nhưng các nghị sĩ Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ đã công bố bản tóm tắt của dự luật này.
Về vấn đề Trung Quốc
NDAA bao gồm các biện pháp cải thiện năng lực quốc phòng cho Đài Loan và cấm toàn bộ cơ quan chính phủ Mỹ sử dụng những sản phẩm công nghệ "rủi ro" được sản xuất bởi Huawei và ZTE vì 2 công ty này bị nghi là có liên quan đến tình báo chính phủ Trung Quốc.
Vào ngày 26-3, hai nghị sĩ cấp cao của Đảng Cộng hòa đã kêu gọi chính quyền Tổng thống Donald Trump phê duyệt việc bán chiến đấu cơ F-35 cho Đài Loan. Ảnh: Reuters
Washington dạo gần đây đã tiến hành hàng loạt biện pháp nhằm cấm hoặc hạn chế Huawei và ZTE tiếp cận kinh tế Mỹ sau khi xuất hiện nghi vấn 2 công ty sản xuất thiết bị viễn thông này có thể đang sử dụng công nghệ để theo dõi người Mỹ.
Về vấn đề Nga
NDAA đề xuất các biện pháp chống lại Moscow, bao gồm áp đặt lệnh trừng phạt mới nhằm vào ngành công nghiệp quốc phòng Nga, cấm hợp tác quân sự và tăng cường ngân sách cho chiến tranh mạng.
Tuy nhiên, NDAA cũng bao gồm một quy định cho phép Tổng thống Donald Trump chấm dứt một số biện pháp trừng phạt Nga. Quy định này đã được các thành viên Đảng Cộng hòa của Tổng thống Trump ủng hộ.
Về vấn đề Thổ Nhĩ Kỳ
Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ là một đồng minh NATO, quan hệ Ankara - Washington đã xấu đi. Tuy ủng hộ Mỹ chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng nhưng Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng quan ngại về việc Mỹ hậu thuẫn lực lượng người Kurd ở Syria.
NDAA yêu cầu Bộ Quốc phòng Mỹ cung cấp cho Quốc hội một bản báo cáo về mối quan hệ Washington – Ankra và sẽ ngưng việc bán các thiết bị quốc phòng chính yếu cho Thổ Nhĩ Kỳ đến khi báo cáo hoàn tất.
Để trở thành luật, NDAA còn phải trải qua nhiều giai đoạn. Phiên bản cuối cùng của dự luật này sẽ được công bố trong thời gian tới sau quá trình tranh luận giữa Hạ viện và Thượng viện.
Thổ Nhĩ Kỳ muốn mua hệ thống phòng không Patriot của Mỹ. Ảnh: Reuters
Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran nhóm họp bàn về vấn đề Syria
Ngoại trưởng 3 nước đều đồng nhất quan điểm rằng, các bên liên quan trong vấn đề Syria cần phải tập trung vào một giải ... |
Mỹ đưa "5.000 xe tải chở vũ khí" đến Syria
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdongan vừa cáo buộc Mỹ và các đồng minh đã cung cấp vũ khí cho các tay súng ... |
Syria: Mỹ sẽ trả đũa bất kỳ cuộc tấn công nào để bảo vệ phiến quân SDF ở Manbij
Một chỉ huy của phiến quân Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) cho hay người dân thành phố Manbij ở phía Bắc Syria đã được ... |
Người vợ Mỹ bị chồng lừa gia nhập IS khao khát trở về
Samantha Sally buộc phải sống chung với IS khi cả gia đình tới Thổ Nhĩ Kỳ nghỉ dưỡng 4 năm trước. |
Mỹ và liên quân mất bao nhiêu lính trong Chiến tranh Triều Tiên?
Trong cuộc chiến tranh này, Mỹ đã đưa tới đây tổng cộng 327.000 lính, kèm theo đó là rất nhiều lực lượng khác từ Úc, ... |
Đằng sau việc Mỹ chê lá chắn tên lửa S400 của Nga là vô dụng
Lầu Năm Góc cho rằng hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga là hoàn toàn vô dụng. Đằng sau lời chê này, lại ... |
“Tín hiệu” của NATO cho Syria, Nga và Iran sau những cuộc tấn công bằng tên lửa
Tổng thư kí NATO đã đưa ra nhận định về các cuộc tấn công của Mỹ nhằm vào Syria trong suốt thời gian qua. |
Ngày đăng: 14:47 | 05/05/2018
/ http://nld.com.vn