Muốn hiến tạng mà không tốn tiền, bạn phải là người đã chết. Sự thật này có thể gây sốc, nhưng thực tế là vậy. Ví như số tiền để tầm soát, để làm các xét nghiệm hiến thận khoảng 20 triệu đồng và người hiến phải tự chi trả.

muon tu nguyen hien tang 17 trieu dong xuy ra

Chia sẻ

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

“Tăng kỷ lục”, “tăng đột biến”, “tăng 1.200%” - đây là những từ ngữ như thể là reo vui về số người hiến tạng tới các cơ sở y tế tự nguyện đăng ký hiến tạng sau câu chuyện cảm động của bé Hải An.

Rất rất nhiều các bác sĩ nội trú, sinh viên y khoa, rất nhiều MC, người mẫu, diễn viên, và cả những nhà sư từ Thái Lan, những ni cô từ Quảng Trị... đã tham gia đăng ký hiến tạng, một việc làm khẳng định là nhân đạo này.

Nói kỷ lục là không sai. Bởi với 16.000 người bị suy tim, gan, thận, phổi... đang chờ ghép tạng và khoảng 6.000 người chờ ghép giác mạc, nhưng trước trường hợp bé Hải An, chỉ có đúng 25 trường hợp đồng ý hiến tạng khi chết não.

Nhưng chuyện muốn tự nguyện hiến tạng lại hoàn toàn không đơn giản, không phải cứ muốn hiến là được.

Sáng nay, tờ Pháp luật TPHCM vừa công khai trường hợp hiến tạng của bà L.T.T.H ở Thanh Oai, Hà Nội. Năm 2010, khi đến bệnh viện thực hiện các thủ tục xét nghiệm để hiến thận cho cháu gái, bà được trân trọng, nhiệt liệt đón chào. Tuy nhiên, bệnh viện cũng giải thích rõ là với quy định hiện tại, bà H phải chi trả phí làm thủ tục xét nghiệm.

Và dù có BHYT chi trả một phần, tổng cộng trước sau bà H đã phải trả 17 triệu đồng cho ca hiến thận này.

Tại sao 17 triệu đồng ư?

Tờ báo dẫn lời một bác sĩ trong ngành hiến thận gãi đầu gãi tai: Luật quy định người sống hiến tạng được mua BHYT miễn phí nhưng cơ quan nào mua cho những người đó thì ông cũng không biết.

Ngay cả người có chức trách trong ngành, ông Nguyễn Hoàng Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, Bộ Y tế cũng nhìn nhận đây là “một lỗ hổng trong chính sách khuyến khích người hiến tặng mô, tạng khi còn sống.

BS Phúc xác nhận rất nhiều người đã đến Trung tâm xin hiến tặng nhưng đã bỏ cuộc do phải tự trả chi phí.

Tự trả tối thiếu 20 triệu, cho việc tự nguyện hiến một quả thận! Nghe ra thật tréo ngoe, vô lý. Sự thật phũ phàng là hoặc phải có tiền, hoặc phải “đã chết” thì người hiến tạng mới có thể tự nguyện hiến tạng.

Có lẽ, việc này lại phải kêu tới Bộ trưởng Tiến. Dân không quên đâu, năm xưa, chính Bộ trưởng là người đi tiên phong trong việc đăng ký hiến tạng, nhưng những rắc rối hôm nay có lẽ Bộ trưởng còn chưa kịp biết. Và có lẽ, khai thông chính sách, đang bế tắc suốt 10 năm qua mới là việc Bộ trưởng cần làm ngay, để ít nhất không dội nước lạnh vào nhiệt huyết của những tình nguyện viên đang xếp hàng ngoài kia.

muon tu nguyen hien tang 17 trieu dong xuy ra Ca ghép phổi đầu tiên từ người chết não ở Việt Nam

Một người đàn ông chết não 45 tuổi hiến toàn bộ tạng, cứu sống 6 bệnh nhân đang đứng trước "cửa tử".

muon tu nguyen hien tang 17 trieu dong xuy ra Khoa học chứng minh dùng nhiều smartphone khiến não lười hoạt động

Các nghiên cứu chỉ ra rằng không những làm giảm hiệu suất công việc mà smartphone còn khiến tăng tình trạng stress ở người dùng.

Ngày đăng: 14:13 | 16/03/2018

/ https://laodong.vn