Mưa lũ, ngập lụt hoành hành tàn phá khủng khiếp các tỉnh Bắc Bộ đến Trung Bộ, bão số 11 chuẩn bị đổ bộ, người dân đang phải đối mặt với trăm mối nguy cơ với tính mạng, vậy phải chống bão thế nào để không dính bệnh truyền nhiễm chết người?
Theo cảnh báo của Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, mưa bão, ngập lụt ở nhiều tỉnh miền Bắc và miền Trung nước ta, bão số 11 chuẩn bị đổ bộ là thời điểm các nguy cơ dịch bệnh mùa mưa lũ đe dọa sức khỏe cộng đồng, người dân lây lan bùng phát mạnh.
Thông thường trong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải, gia súc gia cầm chết phân hủy… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh khủng khiếp.
Mưa lũ hoành hành gây ngập lụt ở nhiều tỉnh phía Bắc |
Những dịch bệnh phổ biến trong tình cảnh mưa lũ, ngập nước khắp nơi là sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn, bệnh nước ăn chân, cảm cúm, đau mắt đỏ,… Đây đều là những bệnh lây lan nhanh, có nguy cơ bùng phát diện rộng thậm chí dễ gây tử vong nếu không cứu chữa kịp thời.
Để tránh dịch bệnh, đảm bảo an toàn khi bị kẹt trong vùng lũ hoặc khi phải tới vùng lũ Hòa Bình, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Ninh Bình...bạn nên lưu ý thực hiện các biện pháp phòng chống dịch chủ động và hiệu quả.
Công việc quan trọng hàng đầu là luôn đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh. Người dân tuyệt đối không nên tận dụng gia súc gia cầm mới chết do nước ngập chế biến làm thức ăn.
Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Phải chú ý vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn.
Tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng.
Thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Đặc biệt, cần thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác xúc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm dịch bệnh, cần đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
Điều gì xảy ra khi ruồi bám vào thức ăn? |
70% bệnh truyền nhiễm mới nổi là do lây truyền từ động vật |
Bệnh tay chân miệng vào mùa, đe dọa trẻ em! |
http://vtc.vn/mua-lu-hoanh-hanh-bao-so-11-sap-do-bo-lam-sao-de-khong-dinh-benh-truyen-nhiem-chet-nguoi-d356320.html
Ngày đăng: 15:31 | 13/10/2017
/ Theo Minh Vân/VTC News