Không đất đai, không nghề nghiệp… là thực trạng chung của những Việt kiều Campuchia hồi hương ở Vĩnh Hưng, Long An. Còn những đứa trẻ ở đây lại gian nan với hành trình học chữ.
Những đứa trẻ ở làng Việt kiều nghèo NỮ VƯƠNG |
Về với đồn biên phòng Tuyên Bình (Vĩnh Hưng, Long An), chúng tôi được tiếp cận với lớp học tình thương do các chiến sĩ biên phòng ở đây đứng lớp. Những đứa trẻ tham gia lớp học này là con em của xóm Việt kiều “chuẩn 0”. Các em ban ngày đi bán vé số, cắt lục bình,… để kiếm tiền phụ cha mẹ, tối lại đến lớp học chữ.
Theo chân các anh bộ đội biên phòng, về thăm chỗ cư trú hằng ngày của các em. Đấy là những căn chòi rách nát, tạm bợ, cao chưa quá đầu người. Mùa nắng thì ở dưới sàn sát mặt đất, mùa nước lên thì kê ván lên trên, và cứ thế, những miếng ván này cứ cao lên theo con nước đến nỗi chỉ cần ngồi là đã gần chạm nóc nhà.
Chòi của anh Đặng Văn Công (30 tuổi, hồi hương được hơn 2 năm) cũng như đa phần các hộ ở đây đều chới với trên con nước mà nói vui như anh Công thì gió lùa mát lạnh từ tứ phía.
“Chỉ biết đi làm mướn, ai mướn gì làm nấy, rồi đi thả lưới để kiếm con cá ăn qua ngày. Một năm thuê khoảng diện tích này để ở mất 1 triệu đồng, nhịn ăn để gom góp mà còn có chỗ chui vào chui ra”, anh Công chia sẻ rồi chỉ tay lên những khoảng đất khô ráo trên kia, nói: “có tiền thì thuê trên đó ở cho đỡ cảnh chạy nước dâng. Trên đó một năm từ 1 triệu rưỡi đến 2 triệu đồng”.
Nhìn ra đứa con trai mới 5 tuổi của anh đang nghịch với con cua trên chiếc xuồng nghiêng qua nghiêng lại, chúng tôi tỏ vẻ lo ngại bé sẽ ngã xuống nước, nhưng anh Công vô tư nói: “ở đây trẻ nhỏ đều biết lội nước hết. Tập cho tụi nhỏ lội nước để lớn lên còn mưu sinh trên sông nước kiếm sống”.
Đúng như chia sẻ của anh Công, tối hôm chúng tôi vào lớp học tình thương của đồn biên phòng Tuyên Bình, cô bé Nguyễn Thị Quyên (10 tuổi, đang theo học chương trình lớp 1 của lớp học tình thương) ngày nào cũng lội nước đi chặt lục bình bán.
Bé Quyên chia sẻ: “Con cắt lục bình đến 6 giờ tối thì đến lớp học. Mỗi ký lục bình phơi khô bán được 8.000 đồng nhưng lội nước sâu lắm cô. Có ngày con lội nước lên đến cổ mới có lục bình để cắt”.
Chúng tôi hỏi “ngày nào cũng lội nước thế về có khi nào mệt muốn nghỉ học không?”, cô bé cúi mặt rồi nói: “Mấy thầy nói nếu con không học thì con sẽ lội nước mãi, cắt lục bình đến già, nên mệt mấy con cũng đi học”.
Một số hình ảnh về lớp học tình thương và hoàn cảnh sống của các em nhỏ ở xóm Việt kiều.
Dù ban ngày cực khổ bán vé số hay đi cắt lục bình bán nhưng đến tối các em vẫn đến lớp học tình thương để mong viết được chữ mẹ đẻ |
Cô bé này vừa chăm em cho mẹ đi bán vé số vừa phơi cơm cháy để những lúc hết gạo vẫn có cơm khô để ăn |
Những căn chòi dựng tạm bợ |
Bữa cơm trưa chỉ rau muống sống chấm mắm và cá rô đánh lưới được mỗi sáng |
"Phao cứu sinh" của 124.000 hộ nghèo
Trong 15 năm thực hiện Nghị định 78 của Chính phủ, trong số hơn 471.000 lượt hộ nghèo, hộ chính sách ở tỉnh Sóc Trăng ... |
Không ai bị bỏ lại phía sau
Tối qua, 15/10, trong chương trình cầu truyền hình trực tiếp “Chung tay vì người nghèo” năm 2017 tại hai điểm cầu Hà Nội và ... |
https://thanhnien.vn/gioi-tre/mot-ngay-o-xom-viet-kieu-ngheo-895323.html
Ngày đăng: 20:30 | 31/10/2017
/ Thanh niên