Một ngày ở trường, học sinh bán trú vùng cao được các thầy cô lo chuyện học tập, ăn uống, sinh hoạt chẳng khác nào cha mẹ.

Mô hình trường bán trú  đang từng ngày thay đổi diện mạo của ngành giáo dục vùng cao.

Trong một ngày học sinh ở trường, các em được thầy cô chăm lo như cha mẹ. Học sinh được học tập, vui chơi, ăn ở…trong điều kiện cơ sở vật chất khang trang.


Những đứa trẻ người H’Mông nay đã có chữ rồi

Thầy Trần Quang Cảnh, hiệu trường trường Trung học cơ sở Thị trấn Mường Khương cho biết:

“Từ khi có mô hình bán trú, học sinh đến lớp gần như 100%.

Chúng tôi cũng không phải mất công đi vận động các em đi học như trước đây.

Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh cũng ý thức được tầm quan trọng trong việc đưa trẻ đến lớp.

Ở trường các em được tạo mọi điều kiện học tập, ăn ở, sinh hoạt. Để nhắc về thành công của mô hình trường bán trú không thể không nhắc đến sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền”.

Theo chân phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, độc giả sẽ có cái nhìn rõ hơn về mô hình bán trú đang rất thành công tại nhiều trường vùng cao.

Những hình ảnh được ghi nhận tại nhiều trường bán trú thuộc huyện vùng cao khó khăn (Mường Khương – Lào Cai).

Học sinh bán trú tại trường cấp 2 thị trấn Mường Khương. Đối với những học sinh ở xa, khoảng 30 em sau mỗi buổi học sẽ ăn và ở tại trường (Ảnh:Đức Minh)
Tiết học vui vẻ của học sinh trường Tiểu học Nấm Lư. Trang phục mùa đông của các em là do các mạnh thường quân tài trợ (Ảnh: Đức Minh)
Tại trường Nấm Lư, nhà trường xây dựng khuôn viên xanh, sạch, đẹp cho học sinh học tập và trải nghiệm, nâng cao tinh thần yêu nước (Ảnh:Đức Minh)
Học sinh trường cấp 2 Tả Ngài Chồ trong một tiết thể chất (Ảnh:V.N)
Bữa ăn cho học sinh bán trú được chuẩn bị kỹ lưỡng, nguyên liệu do chính các thầy cô trong trường tự mua. Bữa ăn đảm bảo thơm ngon, nóng hổi, dinh dưỡng (Ảnh:V.N)
Mỗi học sinh được Nhà nước hỗ trợ 15kg/ tháng. Nhìn chung bữa ăn của học sinh vùng cao luôn được đảm bảo (Ảnh:V.N)
Học sinh xếp hàng lấy khay cơm rất vệ sinh và trật tự (Ảnh: Đức Minh)
Thực đơn được cải thiện qua từng ngày, luôn đảm bảo ít nhất có 2 món mặn, canh, rau sạch, đảm bảo dinh dưỡng cho học sinh (Ảnh:Đức Minh)
Học sinh chia sẻ:Cơm ở trường ngon và nhiều thịt hơn cơm ở nhà. Cho nên phụ huynh rất yên tâm gửi con cái đến trường (Ảnh:Đức Minh)
Sau mỗi buổi học, học sinh tham gia các hoạt động thể chất, tăng cường sức khỏe (Ảnh:Đức Minh)
Bên cạnh đó các em cũng có thể tham gia các môn thể thao trí tuệ như cờ vua (Ảnh:Đức Minh)
Học sinh cùng thầy cô dọn dẹp sân trường, phòng học. Những công việc này các em thực hiện rất tự giác (Ảnh:Đức Minh)
Học sinh cũng trồng rau sạch để cải thiện bữa ăn hoặc bán lại cho nhà trường để lấy tiền đó bổ sung vào quỹ lớp (Ảnh:Đức Minh)
Khu phòng ở của học sinh bán trú có đầy đủ chăn ấm, đệm êm và quần áo ấm phục vụ học sinh. Toàn bộ vật dụng này đều do Nhà nước hỗ trợ và các nhà hảo tâm quyên góp (Ảnh:Đức Minh)
Học sinh tự tay thiết kế và làm những vật dụng nhỏ, cần thiết cho sinh hoạt và học tập (Ảnh:Đức Minh)
Việc giáo dục tình yêu quê hương, đất nước và giữ gìn truyền thống dân tộc là một nội dung quan trọng của các trường bán trú vùng cao (Ảnh:V.N)

Những mô hình trường bán trú đang làm thay da đổi thịt giáo dục vùng cao. Hy vọng rằng trong tương lai sẽ có thêm nhiều ngôi trường khang trang hơn, to đẹp hơn; là nơi học sinh được học con chữ, được ăn no, mặc ấm.

Vũ Ninh - Đức Minh 11/12/2019

Lung linh những bức tranh từ hạt ngô, hạt gạo của học sinh vùng cao

(GDVN) - Không có điều kiện mua tặng các thầy cô những món quà đắt tiền, học sinh vùng cao làm những bức tranh từ ...

Chàng trai Hà Nội nhặt ve chai, xây trường, nuôi ăn cho trẻ vùng cao

Hàng nghìn đứa trẻ vùng cao được nuôi cơm trưa, hàng chục điểm trường bằng tre nứa được xây mới bởi một chàng trai Hà ...

Cảm phục những cô giáo cắm bản nơi lũ dữ, lặn lội đến từng nhà "bắt" học sinh đến trường

Giữa đại ngàn biên giới, những nữ giáo viên vẫn ngày đêm kiên trì bám bản gieo chữ, vì tương lai của những học sinh ...

 

Ngày đăng: 08:16 | 11/12/2019

/ giaoduc.net.vn