Bánh ú lá tre, chè kê hay thịt vịt là những món ăn bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở Sài Gòn trong ngày 5/5 Âm lịch.

mon pho bien trong ngay tet giet sau bo o sai gon

Bánh ú lá tre

Tết Đoan Ngọ (mùng 5/5 Âm lịch) là ngày Tết truyền thống tại một số nước châu Á. Ở Việt Nam, ngày này còn được gọi là Tết giết sâu bọ. Người dân thường mua bánh ú lá tre trong dịp này. Bánh sau khi nấu khoảng 4 tiếng có lớp vỏ ngoài màu vàng nhạt. Nhân đậu xanh mềm, màu nâu tro. Nhiều nơi ở Sài Gòn khi làm bánh còn thêm miếng mứt bí đao cho đậm đà.

Bánh ngon là khi ăn, lá tre vẫn còn xanh, vị ngọt thanh và dẻo. Giá mỗi chiếc từ 3.000 đến 6.000 đồng. Ảnh. Quỳnh Trần.

mon pho bien trong ngay tet giet sau bo o sai gon

Bánh gai

Loại bánh ngọt có nguồn gốc ở vùng đồng bằng Bắc bộ cũng phổ biển trong ngày Tết Đoan ngọ. Bánh thường được tạo hình vuông, gói bằng lá gai nên khi nấu chín mang mùi đặc trưng. Bên trong là nếp dẻo thơm, màu đen và nhân đậu xanh. Giá mỗi chiếc khoảng 7.000 đồng.

mon pho bien trong ngay tet giet sau bo o sai gon

Chè

Có nhiều loại như chè đậu đen, trôi nước, chè đậu xanh... được người dân mua về để cúng tổ tiên. Nổi bật trong số đó là chè kê. Những hạt kê được nấu nở mềm, khi ăn vị ngọt lịm, thơm mùi nước gừng. Món này còn có tác dụng bồi bổ khí huyết và cân bằng cơ thể. Chè kê khá nổi tiếng ở Huế, thường ăn kèm với bánh tráng mè. Hầu hết hàng chè ở Sài Gòn đều bán món này trong ngày 5/5 (âm lịch). Giá mỗi chén (túi) khoảng 10.000 đồng.

mon pho bien trong ngay tet giet sau bo o sai gon

Thịt vịt

Không phổ biến như các loại bánh nhưng đây là món không thể thiếu với người dân miền Trung trong dịp này. Thịt vịt được cho là có tính hàn, giúp cơ thể giải nhiệt vào những ngày oi bức đầu tháng 5 âm lịch. Ở Sài Gòn, nếu không có thời gian chuẩn bị, bạn có thể tìm cháo vịt ở quán cô Hợp (quận 4) hay quán bà Lâm (quận 10, miến vịt (chợ Bàn Cờ, quận 3).

mon pho bien trong ngay tet giet sau bo o sai gon

Bánh khúc

Đây là đặc sản của người Nùng (Mường Khương, Lào Cai) vào ngày Tết Đoan Ngọ. Bánh khúc khá giống các món xôi thông thường nhưng có thêm phần nhân đậu xanh được đồ lên, giã nhuyễn cùng với thịt lợn thái miếng, tẩm ướp gia vị và hạt tiêu. Bọc bên ngoài là lớp xôi trắng. Giá một chiếc bánh là 15.000 đồng. Nhiều quán cho thêm lạc vừng để tăng mùi vị.

Tại Sài Gòn, cách chế biến và hương vị của món này không hoàn toàn giống ở miền Bắc. Nếu muốn thưởng thức bánh khúc, bạn có thể tìm đến một số địa chỉ nổi tiếng như: Cô Liêng (Thích Quảng Đức, quận Phú Nhuận), Nam Bộ Cô Yến (Hoàng Sa, quận 1), gánh xôi 40 năm trước cổng trường THPT Hoàng Hoa Thám (quận Bình Thạnh). Ảnh: Tài Hoàng.

mon pho bien trong ngay tet giet sau bo o sai gon

Cơm rượu nếp

Đây là món được nhiều gia đình dùng trong sáng 5/5, mang ý nghĩa "giết sâu bọ" . Theo quan niệm dân gian, vị nồng của cơm nếp kết hợp cùng men cay của rượu giúp loại bỏ các loại ký sinh có hại trong cơ thể. Để làm món này, gạo được chọn thường là gạo nếp lức, hạt có màu nâu vàng, sau khi lên men sẽ cho hạt cơm chắc và dẻo.

Bạn có thể tìm thưởng thức món ăn này tại quán trong hẻm 107, đường Phạm Văn Hai, quận Tân Bình; quán Ái Như, quận 6; quán Tuyền Lê, quận Tân Bình.

mon pho bien trong ngay tet giet sau bo o sai gon Trái cây tăng giá mạnh trước Tết Đoan Ngọ

Giá vải, mận, na, nhãn... đã tăng rất mạnh, một số còn đắt gấp đôi so với tuần trước.

mon pho bien trong ngay tet giet sau bo o sai gon Xóm hơn 50 năm làm bánh ú lá tre ngày Tết Đoan Ngọ ở Sài Gòn

Trước Tết Đoan Ngọ, người dân trong con hẻm ở quận 8 làm hàng trăm nghìn bánh ú lá tre để bán khiến không khí ...

Ngày đăng: 06:00 | 07/06/2019

/ VnExpress