Liên quan vấn đề mỗi năm có 5 tỷ USD ngân sách sử dụng không đúng mục đích, theo ĐBQH Phạm Văn Hòa, trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng, cần phải xem xét trách nhiệm người đứng đầu.
Ngày 8/5, Kiểm toán Nhà nước tổ chức hội thảo sửa đổi bổ sung luật KTNN năm 2015. Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh nêu thống kê: Mỗi năm KTNN kiến nghị thu hồi, xử lý vi phạm 2 tỷ USD, ngành Thanh tra cũng lên tới 3 tỷ USD.
Như vậy đã có tổng cộng 5 tỷ USD ngân sách sử dụng không đúng mục đích. Ông Thanh cho rằng, người đứng đầu phải hướng đến văn hóa từ chức, nếu kết luận kiểm toán chỉ ra vi phạm nghiêm trọng ở đơn vị đó.
Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa.
Liên quan đến vấn đề trên, trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nêu quan điểm: “Tôi cho rằng, đây là trách nhiệm của người đứng đầu. Tại sao lại để xảy ra tình trạng đó. Thanh tra và kiểm toán hàng năm họ thực hiện và đã có cảnh báo về vấn đề chi tiêu không đúng mục đích. Ít nhất mỗi cơ quan đó không phải chỉ kiểm toán 1 lần mà trước đó cũng đã kiểm toán nhiều lần, đã có cảnh báo, kiến nghị sửa chữa khắc phục.
Nếu mà vẫn còn tình trạng vi phạm, tái phạm như thế thì tôi cho rằng trách nhiệm của cơ quan chủ quản là không thể tránh khỏi. Tổng Kiểm toán cũng như Tổng Thanh tra Chính phủ phải cần có kiến nghị xử lý đối với những cơ quan có thẩm quyền, cấp trên trực tiếp của những người đứng đầu cơ quan, đơn vị đó. Cần xử lý nghiêm minh, làm rõ trách nhiệm ra sao.
Ví dụ như nếu anh chỉ vi phạm lần đầu thì kiểm điểm rút kinh nghiệm. Nó thể hiện tính nhân văn trong ứng xử của con người Việt Nam. Vì mỗi người chúng ta ai làm mà hoàn chỉnh hết đâu. Những cái sai mà mình sửa chữa, khắc phục là điều rất cơ bản, rất tốt. Đằng này, nếu cái sai mà mình chưa thấy hoặc là thấy rồi mà mình vẫn cố tình lơ đi, làm tiếp cái sai đó thì không chấp nhận được, phải kiểm điểm, thi hành kỷ luật. Nếu đến mức nặng thì có thể xem xét tư cách cán bộ lãnh đạo của người đứng đầu cơ quan đơn vị đó”.
Cũng theo Đại biểu Phạm Văn Hòa: “Dưới góc độ văn hóa từ chức thì ở Việt Nam chúng ta trước giờ những người xin từ chức rất ít, đến trên đầu ngón tay… Việc từ nhiệm, từ chức là thể hiện lòng tự trọng. Khi mà thấy thời gian qua mình điều hành, chỉ đạo để xảy ra sai phạm, thất thoát của Nhà nước bị Kiểm toán và Thanh tra “tuýt còi” thì chuyện đó cần xem xét. Đây cũng là một trong những nội dung cán bộ nêu gương cho cấp dưới noi theo”.
Chống lãng phí, dễ như viết báo cáo còn chẳng làm!
Tại phiên họp của UBTVQH cho ý kiến báo cáo thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ, Trưởng Ban ... |
Hàng loạt bộ, ngành bị Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê bình
16/34 bộ, cơ quan Trung ương chưa có báo cáo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017 và bị Ủy ban Thường vụ ... |
Khu vực nhà nước thừa hơn 57.000 biên chế
Báo cáo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong năm 2017 của Chính phủ cho hay, kết quả kiểm toán năm 2017 đã phát ... |
Ngày đăng: 15:57 | 09/05/2018
/ http://www.nguoiduatin.vn