Bộ Quốc phòng Mỹ vừa công bố nguyên nhân chiếc máy bay C-130 Hercules bị rơi hôm hôm 10/7 khiến toàn bộ 16 người trên máy bay thiệt mạng.
Theo kết quả điều tra ban đầu, nguyên nhân vụ việc là do máy bay bất ngờ bị mất độ cao, ngay sau đó đã nhanh chóng mất thăng bằng. Tuy nhiên, các nhà điều tra Mỹ không cho biết nguyên nhân cụ thể dẫn đến sự cố này.
Vụ rơi máy bay xảy ra khi chiếc C-130 của Mỹ đang trên đường chở các binh sĩ và các trang thiết bị từ căn cứ không quân Cherry Point của lực lượng này ở bang North Carolina tới căn cứ không quân El Centro của Hải quân Mỹ ở bang California.
Hiện trường chiếc C-130 rơi. |
Chiếc máy bay này bị đã rơi xuống bang Mississipi sau khi mất liên lạc với bộ phận kiểm soát không lưu vào khoảng 21 giờ GMT ngày 10/7. Theo Chuẩn tướng Mỹ Bradley James, đã có những dấu hiệu cho thấy máy bay C-130 đã bay quá độ cao cho phép.
Trước việc Mỹ úp mở về nguyên nhân khiến chiếc C-130 gặp nạn, nguồn tin từ Ủy ban quân lực thượng viện Mỹ cho rằng, rất có thể vụ việc có liên quan đến linh kiện chất lượng kém do Trung Quốc sản xuất.
Trong cuộc điều tra do chủ tịch Ủy ban quân lực thượng viện Mỹ, thượng nghị sĩ Dân chủ Carl Levin, và thượng nghị sĩ Cộng hòa John McCain khởi xướng, các chuyên gia phát hiện 1.800 vụ việc liên quan tới linh kiện giả.
Trong đó có linh kiện của các loại máy bay vận tải hạng nặng của không quân Mỹ, các trực thăng dùng trong các chiến dịch quân sự đặc biệt và máy bay do thám của hải quân.
Số hàng giả trên bao gồm các linh kiện trong các màng lọc giao thoa điện từ (EIF) chuyên sử dụng trong các thiết bị tác chiến ban đêm và vận hành các tên lửa trên trực thăng SH-60B của hải quân Mỹ.
Ngoài ra, chúng còn bị phát hiện trong các con chip của hệ thống hiển thị trên các máy bay vận tải quân sự hạng nặng như C-17 Globemaster III và C-130, các modul phát hiện băng trên máy bay P-8A Poseidon, máy bay Boeing 737 cải tiến có khả năng "săn" tàu ngầm và tàu chiến của Hải quân Mỹ.
Nguồn tin này cho biết, Lầu Năm Góc đã tiến hành điều tra những vụ việc này trong năm 2012- 2015, và đã cấp các giấy miễn trừ sau khi kết luận rằng những nguyên liệu từ Trung Quốc này không gây rủi ro cho an ninh của Mỹ.
Cụ thể, Giám đốc bộ phận mua sắm vũ khí của Lầu Năm Góc Frank Kendall đã ban hành 5 giấy miễn trừ như vậy sau khi luật pháp Mỹ đưa thêm các kim loại đặc biệt, bao gồm cả các bộ nam châm hiệu suất cao vào trong danh mục những vật liệu bị cấm.
Ngoài những vũ khí trên trang bị linh kiện Trung Quốc, theo thông tin của hãng thông tấn Sputnik, sự cố siêu hạm Zumwalt của Hải quân Mỹ chết máy vừa qua do sử dụng linh kiện và thiết bị có nguồn gốc từ Bắc Kinh.
Thông tấn Nga cho rằng, hiện chỉ có chương trình F-35 cơ bản đã giải quyết được số linh kiện kém chất lượng nói trên, trong khi đó phần lớn số vũ khí khác dùng thiết bị từ Trung Quốc hiện Mỹ vẫn chưa thể giải quyết được triệt để.
Ngày đăng: 16:20 | 14/07/2017
/ Báo Đất Việt