“Mai Linh nợ chồng chất vì Grab, Uber” hay “Mai Linh than khổ vì Grab, Uber và xin gia hạn nợ”… là tít rất nhiều bài báo nói về việc Cty CP Tập đoàn Mai Linh vừa có văn bản gửi Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam về những khó khăn của công ty.

mai linh no bhxh tu truoc khi co grab va uber sao gio di do thua

Trích dẫn từ các báo: “Mai Linh cũng như các đơn vị kinh doanh vận tải hiện nay đang đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt không công bằng của Uber, Grab. Cụ thể là điều kiện kinh doanh giữa taxi truyền thống và Uber, Grab, điều này ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch hoạt động của công ty. Doanh thu hoạt động kinh doanh của Mai Linh giảm khoảng 30% so với các năm chưa có Uber, Grab”.

Thực ra, nếu biết về lịch sử khoản nợ trăm tỷ BHXH của Mai Linh thì nhiều người sẽ cười khẩy. Bởi, Mai Linh để nợ BHXH hàng chục tỷ đồng từ năm 2012, từ trước khi Uber, Grab đổ bộ vào Việt Nam.

Cụ thể, Mai Linh bị BHXH quận 7 và quận Gò Vấp khởi kiện đòi khoản nợ BHXH từ năm 2012, tức là Mai Linh đã để nợ trước đó nữa. Sau khi thực hiện hết các công tác như kiểm tra, kiến nghị, xử phạt hành chính thì cơ quan BHXH mới kiện.

Sau kiện, các công ty thành viên của Mai Linh lần lượt thay đổi cơ cấu, điều chuyển, cắt giảm lao động. Đến nay, chỉ có Cty TNHH Tập đoàn Mai Linh có hơn 2.000 lao động, các công ty thành viên hầu hết không có lao động, tạm dừng hoạt động.

Cuối năm 2017, Cty TNHH Tập đoàn Mai Linh đã chuyển trả cho cơ quan BHXH TPHCM 44,6 tỷ đồng.

Thông tin từ hãng này thể hiện trên các báo, tính đến 31.10.2017, số nợ đọng nghĩa vụ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp là trên 180 tỷ đồng. Trong đó, nợ gốc là trên 150 tỷ đồng, lãi chậm nộp gần 77 tỷ đồng. Và ông chủ của Mai Linh kiến nghị được miễn tính lãi phát sinh trên số cũ (trên 150 tỷ đồng); cho từng công ty trong hệ thống Mai Linh được thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc trong 20 năm từ năm 2018, mỗi năm 6 tỷ đồng và miễn nghĩa vụ phạt nộp chậm.

Đọc những kiến nghị của hãng trên báo, tôi tự hỏi: Cùng là doanh nghiệp nợ BHXH, cùng gây ảnh hưởng đến quyền lợi của hàng ngàn lao động, cùng gây thiệt hại cho quỹ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, vậy tại sao Mai Linh muốn được ưu tiên “khoanh” nợ, trả chậm, miễn nộp phạt? Trong khi đó, khoản nợ này lỗi đâu phải do nhà nước, đâu phải do người lao động? Và cũng không nên đổ lỗi cho Grab hay Uber?

Tôi cũng cho rằng, không một cơ quan nào có thể cho Mai Linh “khoanh” nợ BHXH bởi số tiền 180 tỷ đồng đó là tiền của người lao động. Nếu đồng ý với phương án của Mai Linh thì cũng cần có phương án đảm bảo quyền lợi cho hàng ngàn lao động khác.

mai linh no bhxh tu truoc khi co grab va uber sao gio di do thua Lo mất khả năng thanh toán, Mai Linh cầu cứu, xin trả nợ chậm 20 năm

Tình hình kinh doanh không khả quan, nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội lớn, Tập đoàn Mai Linh gửi văn bản cầu cứu Bộ ...

mai linh no bhxh tu truoc khi co grab va uber sao gio di do thua Cổ phiếu bằng cốc trà đá, đại gia Hồ Huy làm \'cuộc cách mạng\'

Giá cổ phiếu Mai Linh hiện chỉ khoảng 3.000 đồng, tương đương một cốc trà đá. Để tồn tại trước sự cạnh tranh ngày càng ...

Ngày đăng: 10:21 | 18/01/2018

/ https://laodong.vn