Bảo dưỡng điều hòa định kỳ đúng cách góp phần làm cho thiết bị nhà bạn hoạt động ổn định hơn, hiệu quả sử dụng cao hơn trong những ngày nắng nóng kéo dài.
Mùa hè đến, trời nắng nóng oi bức nhà nhà đã bắt đầu sử dụng đến điều hoà. Thế nhưng, rất ít người chú ý đến việc bảo dưỡng điều hoà sau một thời gian dài \'nghỉ đông\' tắt máy không sử dụng đến, hoặc đã sử dụng rất lâu (nếu là điều hoà 2 chiều). Đây chính là lý do vì sao nhiều người thường kêu ca điều hoà không mát, hay tiêu tốn quá nhiều điện năng...
Đúng như người xưa nói, "của bền tại người", muốn sử dụng điều hoà tốt cần phải nắm rõ nguyên tắc sử dụng cũng như cách thức bảo dưỡng định kỳ.
Dưới đây là cách tự bảo dưỡng điều hoà tiết kiệm tiền triệu cho mỗi gia đình:
1. Tại sao phải bảo dưỡng điều hoà?
Việc bảo dưỡng điều hòa đúng, hợp lý sẽ giúp cho không khí trong lành hơn khi trong quá trình lọc khí, sẽ có nhiều bụi bẩn, vi khuẩn bám trên dàn lạnh máy điều hòa. Bảo dưỡng điều hòa thường xuyên giúp làm sạch hệ thống lọc khí, đem đến luồng không khí trong lành hơn.
Khi bảo dưỡng điều hòa sẽ giúp điều hòa tăng tuổi thọ, trong quá trình bảo dưỡng sẽ giúp làm sạch các bụi bẩn, giảm sự hao phí điện năng, làm tiết kiệm điện năng cho gia đình. Ngoài ra khi bảo dưỡng điều hòa người dùng cũng dễ dàng phát hiện ra những linh kiện có nguy cơ hỏng hóc để thay mới các linh kiện cũ, có trạng thái hoạt động tốt nhất. Điều này giúp giảm bớt phần nào chi phí bảo dưỡng máy điều hòa.
|
2. Dấu hiệu cần bảo dưỡng điều hoà
- Đối với điều hoà 1 chiều, qua một mùa đông không sử dụng tới, khi vào hè các gia đình cần bảo dưỡng để có thể sử dụng điều hoà một cách tốt nhất.
- Đối với điều hoà thường xuyên sử dụng trong thời gian dài (điều hoà 2 chiều): Cần kiểm tra điều hoà theo định kỳ.
Hoặc nếu như điều hoà có những dấu hiệu sau:
- Tiếng ồn thường xuyên phát ra trong dàn lạnh và phía ngoài dàn nóng; đặc biệt sẽ cảm nhận rõ rệt hơn vào ban đêm.
- Gió thổi ra tại vị trí dàn lạnh không đều và yếu, thường chỉ thổi được một góc dàn lạnh. Một số trường hợp trong dàn lạnh điều hòa thổi ra rạng sương.
- Kiểm tra áp suất gas điều hòa thấy thiếu hụt quá mức cho phép; hoặc kiểm tra dòng khởi động thấy thấp hoặc cao hơn mức cho phép...
- Điều hòa bốc ra các mùi khó chịu.
- Mức tiêu thụ điện thấy điều hòa tăng cao so với những tháng sử dụng trước đó.
3. Dụng cụ khi bảo dưỡng điều hoà
Khi bảo dưỡng điều hòa, người dùng cần chuẩn bị các dụng cụ như: Bơm tăng áp có hệ thống vòi nước áp suất cao, làm sạch sâu; bình dạng xịt chứa dung dịch tẩy rửa dùng để tẩy rửa bụi bẩn, vi khuẩn ở dàn lạnh; tuốc nơ vít và các thiết bị dân dụng khác; khăn sạch hoặc giẻ lau để ngăn chặn nước ảnh hưởng đến các bo mạch điện tử, túi ni lông cỡ lớn (hoặc áo mưa tiện lợi); máy hút bụi (nếu có).
4. Các bước tự bảo dưỡng điều hoà
- Kiểm tra hoạt động của máy
Trước khi bảo dưỡng điều hòa cần kiểm tra tình trạng bên ngoài của dàn nóng/lạnh (vỏ máy); kiểm tra các điểm nối điện xem chúng có đạt yêu cầu và độ an toàn; kiểm tra khả năng lưu thông gió của dàn nóng/lạnh; loại bỏ vật cản nếu cần thiết.
|
- Vệ sinh dàn nóng
Dàn nóng là nơi tiếp xúc môi trường bên ngoài với nhiều bụi bẩn, côn trùng nên cần được vệ sinh đúng cách. Tháo nắp dàn nóng, dùng máy bơm áp lực nhỏ xịt nước theo dạng tia vào các khe của dàn tản nhiệt nhằm tẩy sạch lớp bụi bẩn, côn trùng bám. Chú ý quan sát xem dàn nóng có được che chắn cẩn thận không, dây tiếp đất còn nguyên vẹn không,…
Trong quá trình xịt rửa, cần tránh tối đa việc làm dàn nóng bị móp biến dạng. Nếu làm biến dạng các lá kim loại thì dùng vật mỏng đầu nhọn vuốt theo chiều dọc cho thẳng, tránh làm thủng các ống môi chất xuyên trong các lá kim loại.
- Vệ sinh dàn lạnh
Khi tiến hành vệ sinh dàn lạnh, hãy dùng bơm áp lực phun nước trực tiếp vào dàn lạnh, phun từ từ lên dàn và quạt dàn lạnh đến khi thấy hết bẩn. Có thể dùng các chất tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch bụi bẩn và khử mùi hôi. Sau đó, làm khô dàn lạnh rồi lắp đúng vị trí.
|
Nhớ kiểm tra cả ống thoát nước dư.
- Rửa sạch lưới lọc không khí
Lưới lọc không khí là nơi rất hay bị bám bụi, gây ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu suất, cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của gia đình.
Để làm vệ sinh lưới lọc, trước hết bạn cần tháo mặt dàn lạnh, rút lưới ra rồi để lưới lọc ở dưới máy nước và phun rửa sạch. Sau đó vẩy khô rồi cắm vào mặt máy lắp lại. Lưới lọc không khí rất dễ bám bụi nên phải vệ sinh khoảng 2 - 4 tuần/ lần.
|
- Kiểm tra lưu lượng gas điều hòa
Kiểm tra lượng gas điều hòa bằng cách quan sát 2 ống đồng nối vào dàn nóng. Nếu cả 2 ống nhỏ và lớn đều không ướt, sờ vào không lạnh, gió thổi ra dàn nóng không nóng, cần liên lạc với nhân viên kỹ thuật để nạp gas bổ sung nếu cần thiết.
Đồng thời kiểm tra đường ống dẫn gas, nhất là tại các mối nối để tránh tình trạng máy bị rò rỉ gas.
- Chạy thử điều hòa
Chạy thử cũng là một bước rất quan trọng trong bảo dưỡng điều hòa. Khi chạy thử, phải chú ý đến tiếng kêu của động cơ, tiếng va đập, có mùi hôi hay không… nhằm sớm phát hiện các lỗi phát sinh trong quá trình bảo dưỡng.
|
Nếu máy chạy êm, làm mát nhanh và không có dấu hiệu bị chảy nước là đã bảo dưỡng thành công.
Những lưu ý khi thực hiện tự về sinh máy điều hòa: – Trước khi vệ sinh máy, phải tắt điều hòa, ngắt điện để đảm bảo an toàn. – Bạn nên dùng giẻ sạch hoặc túi nilon che kín phần bo mạch. Tuyệt đối không được để nước bắn vào và làm ướt bo mạch điện tử của máy lạnh (nằm ở phía trên máy nén). Vì khi xịt gần vị trí này có thể làm cho nước thâm nhập vào hộp đựng bo dẫn đến hư bo. Ví dụ: Điều hòa Daikin có cấu tạo khá phức tạp nên khi gặp trục trặc thì phải thợ có tay nghề cao mới khắc phục được. – Bạn nên vệ sinh lưới lọc thường xuyên nếu thấy nó bám bụi bẩn, rửa dàn nóng và dàn lạnh định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần. Cần tránh tối đa việc làm giàn nóng bị móp biến dạng, nếu có móp thì tương đối thôi, móp nhiều quá thì vừa không đẹp lại có hại cho máy, nếu lỡ tay làm biến dạng các lá nhôm thì dung vật mỏng đầu nhọn vuốt theo chiều dọc cho thẳng lại nhưng phải nhẹ tay tránh làm thủng các ống môi chất xuyên trong các lá nhôm. Và dĩ nhiên khi thực hiện đối vối cả cục lạnh và cục nóng đều phải cúp nguồn điện máy lạnh để an toàn. |
Mỹ An (T/h)
Lái xe bật điều hòa sẽ tiết kiệm xăng hơn
Đó là kết luận của tổ chức SAE (Mỹ) đưa ra sau khi thử nghiệm vận hành xe trong điều kiện nắng nóng. |
5 lưu ý khi sử dụng điều hòa cho trẻ
Con bị nhiễm lạnh, bị bệnh mũi họng, viêm phổi vì lạnh là điều khiến cha mẹ lo sợ nhất khi dùng điều hòa. Để ... |
5 loại máy lọc không khí cần có trong nhà người Việt
Ngoài điều hoà làm mát hoặc ấm, người dùng có thể cần tới các loại máy khác để cân bằng độ ẩm, lọc bụi PM2.5 ... |
Mẹo dùng tủ lạnh đúng cách để tiết kiệm điện nhất
- Gia đình bạn có rất nhiều thiết bị điện cần dùng điện liên tục để duy trì tính năng như máy giặt, điều hòa, ... |
Ngày đăng: 17:00 | 09/05/2018
/ http://www.doisongphapluat.com