Apple có thể không tạo ra công nghệ mới, nhưng dễ dàng phổ cập nó đến vài trăm triệu người dùng ngay khi vào cuộc. Nhờ đó, họ luôn là người nắm giữ thị trường.
iPhone 8 sẽ có tên là iPhone X |
Thêm bằng chứng xác nhận về iPhone X trong bản iOS 11 từ Apple |
Khi Steve Jobs giới thiệu iPhone 10 năm trước, ông nói nó tiên tiến đến mức “đi trước 5 năm so với bất cứ chiếc di động nào”.
Jobs đã sai.
Thực tế, phải mất đến 8 năm cho đến khi phần còn lại của ngành công nghiệp này bắt kịp iPhone.
Giờ đây, những tranh luận liên quan đến việc Apple đang rơi lại phía sau so với đối thủ, hoặc ít ra sẽ sớm như vậy đang ngày càng nhiều. Hàng loạt điện thoại Android hiện nay có thiết kế, tính năng, phần mềm tương đương hoặc tốt hơn mẫu iPhone mới nhất.
Ngành công nghiệp này đang dịch chuyển sang những công nghệ mới như máy học, trí tuệ nhân tạo, vốn là điểm yếu của Apple.
iPhone sẽ còn thống trị thị trường nhiều năm nữa, bất chấp những chỉ trích cho rằng nó đang thụt lùi so với đối thủ. Ảnh: India Express. |
Tuy nhiên, Apple không phải kẻ đứng im để các đối thủ tiến lên. Họ quá quen với việc đứng ngoài các cuộc chạy đua công nghệ nhưng lặng lẽ tung ra những đòn quyết định, theo Business Insider.
Điện thoại mới, thủ thuật cũ
Tương lai của Apple sẽ chủ đề bàn luận chính trong tuần này khi hãng giới thiệu mẫu iPhone thế hệ thứ 10 hôm 12/9. Giả sử những đồn đoán là đúng, thiết bị sẽ có kiểu dáng hoàn toàn mới, tính năng cao cấp như nhận diện khuôn mặt, sạc không dây và màn hình gần như không viền.
Những người chỉ trích có thể nói những gì xuất hiện trên di động này không hề mới mẻ. Tuy nhiên, chính họ cũng thừa nhận nó sẽ bán chạy hơn mọi thế hệ trước, ngay cả khi mức giá xấp xỉ 1.000 USD.
Tuy nhiên, để thống trị thị trường di động thêm một thập kỷ nữa, Apple cần một số thủ thuật. Thành công trong 10 năm qua của hãng không phụ thuộc nhiều vào phần cứng mà chính là trải nghiệm họ mạng đến cho người dùng iPhone.
“Apple cần phải bám vào trải nghiệm của phần mềm và dịch vụ họ có”, Carolona Milanesi – nhà phân tích của Creative Strategies nói. “Khách hàng sẽ nói: ‘tôi mua nó vì tôi muốn thứ gì đó như thực tế ảo, chứ không phải bản thân chiếc iPhone mới’”.
Tin mừng cho Apple: iPhone là sản phẩm lý tưởng để mang đến những công nghệ đó. Apple quản lý cả phần cứng và phần mềm. Họ sẽ đem đến trải nghiệm theo cách tốt nhất, thứ mà các đối thủ lớn không có được.
Thực tế ảo
AR là ví dụ tiêu biểu về sức mạnh ẩn giấu của Apple. Nhiều chuyên gia tin thiết bị AR sẽ thay thế smartphone trong một ngày không xa. Tuy nhiên, nền tảng của AR hiện được xây dựng dựa trên smartphone, thay vì bất cứ thiết bị nào khác.
Một trong những đặc điểm chính của iOS 11 là công cụ lập trình dành cho nhà phát triển ARKit, truy cập sâu vào các bộ cảm biến và camera của thiết bị di động Apple để tạo ra các trải nghiệm thực tế ảo chất lượng cao.
ARKit là công cụ chiến lược để Apple tiến vào thị trường thực tế ảo. Ảnh: Techno. |
Chỉ sau một đêm khi ra mắt, iOS sẽ trở thành nền tảng thực tế ảo lớn nhất thế giới. Các nhà phát triển đã thiết kế ứng dụng cho iOS 11. Người dùng sẽ thấy nhiều thứ mới mẻ trong ít ngày tới.
Từ số 0 trở thành kẻ đứng đầu thị trường trong một đêm, đây là điều không nhà sản xuất nào làm được như Apple. Họ sở hữu tập người dùng khổng lồ và sẵn sàng nâng cấp lên phiên bản hệ điều hành mới.
Chẳng hạn, Google phát hành công cụ AR cho nhà phát triển Android nhưng ban đầu, tính năng này chỉ có mặt trên một số di động nhất định. Để sử dụng phiên bản AR này, các nhà sản xuất phải thiết kế sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn của Google, quá trình phải mất ít nhất một năm.
AI và trợ lý ảo là một lĩnh vực khác Apple nắm giữ lợi thế. Nhiều lập luận khẳng định Siri hạn chế hơn khá nhiều so với Google Assistant hay Amazon Alexa. Tuy nhiên, cũng nhờ hàng trăm triệu người dùng iPhone, Siri xuất hiện trên nhiều thiết bị hơn hẳn các đối thủ. Ngoài ra, Siri còn được đưa lên Apple Watch, TV, Mac và cả HomePod – loa thông minh sẽ lên kệ tháng 12.
Quy mô thị trường quyết định tất cả
Một trong những điểm khiến Apple bị nhìn nhận là đi sau đối thủ là vì nó hoạt động ở một quy mô khổng lồ. Đôi khi, với quy mô đó – sản xuất, phân phối hàng chục triệu thiết bị mỗi tháng và đảm bảo chúng hoạt động ổn định – họ có thể đi chậm hơn đối thủ trong việc đưa những công nghệ mới nhất lên thiết bị.
Giá trị thị trường của Apple tăng mạnh thời điểm giữa năm 2017, khi tin đồn về iPhone mới xuất hiện ngày một rầm rộ. Đồ họa: Macrotrends. |
Tuy nhiên, quy mô đó cũng là lợi thế của Apple bởi không ai có thể đạt được. Khi Apple ra mắt một công nghệ mới, nó lập tức đến tay một lượng khách hàng khổng lồ.
Do đó, những chiếc iPhone chúng ta thấy trong một thập kỷ kế tiếp có thể không sở hữu những tính năng đột phá nhưng sẽ là thiết bị giúp phổ biến công nghệ mới, bởi nó tiếp cận được với số lượng người dùng lớn nhất.
“Họ đảm bảo cho việc có thể phân phối khoảng 400 triệu người dùng với chất lượng đúng như những gì họ mong muốn”, Andy Kleinman – CEO của Wonder nói. “Điều tôi luôn thích ở Apple là họ không cần thiết phải sáng tạo ra công nghệ mới nhưng mang đến trải nghiệm tốt hơn cho thứ mà người dùng cần”.
Ngày đăng: 19:34 | 11/09/2017
/ Đức Nam / Zing