Một báo cáo về chi tiêu vũ khí toàn cầu gần đây tiết lộ Ấn Độ và Nhật Bản đã tăng chi tiêu quân sự chủ yếu do căng thẳng với Trung Quốc.
Theo báo cáo của viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI, Thụy Điển), chi tiêu quốc phòng của Ấn Độ đã tăng 5,5% đạt mức 63,9 tỷ USD trong năm 2017. Với mức chi tiêu này, Ấn Độ đã vượt qua Pháp và trở thành một trong 5 quốc gia chi tiêu quốc phòng hàng đầu thế giới.
Năm ngoái, Mỹ, Trung Quốc, Ả Rập Xê Út và Nga là bốn quốc gia còn lại nằm trong bảng xếp hạng.
Báo cáo trên cũng cho biết: "Chính phủ Ấn Độ có kế hoạch mở rộng, hiện đại hóa và nâng cao năng lực hoạt động của các lực lượng vũ trang với động cơ một phần vì những căng thẳng với Trung Quốc và Pakistan”.
Biên giới Trung Quốc - Ấn Độ. |
Ông Adam Ni, một nhà nghiên cứu về chính sách đối ngoại và an ninh của Trung Quốc tại Đại học Quốc gia Australia nhận định, chi tiêu quân sự của Ấn Độ tăng không đủ lớn để họ cạnh tranh với Trung Quốc.
"Ấn Độ đang làm những gì có thể cải thiện quân đội của mình để ảnh hưởng đến tính toán chiến lược của Bắc Kinh có lợi cho Ấn Độ và để có thể áp đặt thêm chi phí cho Bắc Kinh trong trường hợp cạnh tranh hay xung đột", ông Adam Nin cho biết.
Cuộc chiến 72 ngày giữa Trung Quốc và Ấn Độ ở vùng Himalaya vào năm ngoái có thể coi là lần đối đầu quân sự gần đây giữa hai quốc gia trong nửa thập kỷ qua. Căng thẳng trong mối quan hệ của hai nước đã hạ nhiệt đáng kể sau các cuộc thảo luận giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Siemon Wezeman, nhà nghiên cứu cấp cao của SIPRI khẳng định: "Căng thẳng giữa Trung Quốc và nhiều nước láng giềng tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng chi tiêu quân sự ở châu Á."
Mỹ và Trung Quốc luôn là hai quốc gia đứng đầu trong danh sách các quốc gia có nguồn chi tiêu quốc phòng lớn nhất thế giới. Cụ thể, trong năm 2017, Mỹ và Trung Quốc lần lượt bỏ ra 610 tỷ USD và 228 tỷ USD cho quân sự.
Báo cáo của SIPRI cũng ghi nhận Chính phủ Nhật Bản đang có kế hoạch tăng chi phí quân sự lên 1,3% trong năm nay.
"Các mối đe dọa từ Trung Quốc và Triều Tiên vẫn là những yếu tố quan trọng nhất trong chiến lược an ninh của Nhật Bản", báo cáo cho biết.
Quân đội chính phủ Syria và lực lượng người Kurd bất đồng vụ lập căn cứ Mỹ Căng thẳng giữa Damascus và các lực lượng dân quân Kurd ở miền Bắc Syria đang gia tăng trong bối cảnh nổi lên thông tin ... |
Kinh nghiệm đến thăm khu phi quân sự giữa Hàn Quốc và Triều Tiên Sau hiệp định đình chiến, 2 bên Hàn Quốc và Triều Tiên cùng lùi 2 km tạo ra vùng phi quân sự (DMZ) rộng 4 ... |
Ngày đăng: 19:49 | 07/05/2018
/ nguoiduatin.vn