Chậm nhất tới ngày 15/10, lực lượng chi viện chống dịch, điều trị bệnh nhân COVID-19 sẽ rút quân khỏi TP.HCM để trở về địa phương thực hiện nhiệm vụ.

Tại cuộc họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn TP.HCM chiều 7/10, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM cho biết, cao điểm ở TP.HCM có đến 36.000 ca bệnh tại các cơ sở cần điều trị. Để hỗ trợ cho thành phố, Bộ Y tế đã huy động lực lượng hơn 6.700 y bác sĩ và các lực lượng khác để hỗ trợ TP.HCM.

Tuy nhiên, hiện số ca bệnh giảm, số ca khỏi bệnh gấp nhiều lần số nhập viện, lực lượng hỗ trợ cũng sẽ rút khỏi thành phố dần dần. Chậm nhất ngày 15/10, lực lượng chi viện chống dịch, điều trị COVID-19 sẽ rút quân khỏi TP.HCM để trở về địa phương thực hiện nhiệm vụ công tác.

Thành phố đã chuyển đổi công năng một số bệnh viện dã chiến thu dung và cơ sở điều trị để phù hợp tình hình mới, việc rút lực lượng chi viện theo chỉ đạo của Bộ Y tế là đúng theo diễn biến dịch bệnh tại TP.HCM

Lực lượng hỗ trợ rút về, TP.HCM sẽ điều trị bệnh nhân COVID-19 thế nào?  - 1
Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM.

Theo bà Mai, việc ứng phó khi các đội ngũ y tế rút về đã được thành phố chuẩn bị ngay từ khi lực lượng này vào chi viện. Hàng ngày, Sở Y tế đều tổ chức giao ban các tầng để nâng cao năng lực điều trị của bệnh viện, họp mặt và tập huấn về việc chuyển tuyến nâng tầng.

“Hiện Sở Y tế đang phối hợp các sở ngành đang tham mưu cho UBND thành phố kế hoạch chuyển đổi. Tất cả nhân viên ngành y tế khi tham gia điều trị COVID-19 trên các tầng đã cùng các bệnh viện thu dung họp giao ban để có thể nắm và sẵn sàng tiếp nhận công việc ngay sau khi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa chi viện rút đi”, bà Mai nói.

Trước đó, TP.HCM có kế hoạch thu hẹp các bệnh viện dã chiến, thu dung ở vùng xanh để trả lại công năng như trước, cụ thể là Bệnh viện quận 7 và Bệnh viện đa khoa Củ Chi đã phục hồi chức năng.

“Quan điểm phòng, chống dịch của ngành y tế trước sau như một là tăng cường bảo vệ sức khỏe người dân, hiện nay, bảo vệ tính mạng người dân là ưu tiên hàng đầu. Căn cứ vào đó, Sở sẽ có kế hoạch thu hẹp các bệnh viện dã chiến theo lộ trình phù hợp”, bà Mai cho biết trước đó.

Các bệnh viện dã chiến thu dung tại khu vực quận, huyện có tận dụng cơ sở giáo dục, thành phố sẽ thu hẹp dần từ nay đến hết 2021 để trả lại cho các trường học khi không còn bệnh nhân.

Tại khu vực quận huyện sẽ thành lập những bệnh viện dã chiến thu dung khác để chăm sóc F0 trong cộng đồng. Nếu các F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ có thể được cách ly điều trị tại nhà. Tuy nhiên những trường hợp không đủ điều kiện phải đưa vào bệnh viện thu dung trên địa bàn.

Đối với các bệnh viện tầng 2, tầng 3 do Sở Y tế quản lý, bệnh viện dã chiến thu dung sẽ tái cấu trúc lại. Đặc biệt, những bệnh viện gắn với các trung tâm hồi sức gồm bệnh viện dã chiến số 13, 14, 16 (lần lượt gắn với trung tâm hồi sức của Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Huế) sẽ chuyển đổi thành các bệnh viện 3 tầng ngay trong nội bộ bệnh viện để có thể đáp ứng kịp thời những yêu cầu khi có sự cố.

Với các bệnh viện cấp thành phố, cấp quận, huyện sẽ trả lại công năng ban đầu theo đúng lộ trình. Ngoài ra, thành phố sẽ củng cố chất lượng của các bệnh viện điều trị COVID-19 trên địa bàn, đảm bảo tối thiểu 900 giường hồi sức với đầy đủ máy thở và hơn 3.000 giường ICU (hồi sức) có oxy để phòng ngừa khi có những diễn biến phức tạp.

Theo Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM, với số lượng 3.286 giường ICU có hệ thống máy thở và các thiết bị y tế hiện đại của thành phố sẽ đảm bảo đủ điều trị cho người dân.

TP.HCM: 20/22 quận, huyện, thành phố đề nghị công bố kiểm soát dịch TP.HCM: 20/22 quận, huyện, thành phố đề nghị công bố kiểm soát dịch

Đến nay, TP.HCM đã có 20/22 quận, huyện và thành phố đề nghị công bố kiểm soát được dịch COVID-19

Sẽ rút lực lượng chi viện TP Hồ Chí Minh trước ngày 15/10 Sẽ rút lực lượng chi viện TP Hồ Chí Minh trước ngày 15/10

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn vừa ký văn bản gửi UBND TP Hồ Chí Minh về việc sắp xếp để nhân lực ...

Ngày đăng: 11:59 | 08/10/2021

/ vtc.vn