Tại tờ trình dự án Luật Máu và tế bào gốc, Bộ Y tế đưa ra giải pháp quy định hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc với công dân mỗi năm một lần, tuy nhiên nhiều chuyên gia luật cho rằng điều này là vi hiến và bất khả thi. 

Bộ Y tế đang soạn thảo dự án Luật Máu và tế bào gốc với nhiều quy định như: quyền, nghĩa vụ hiến máu; thiết lập hệ thống ngân hàng tế bào gốc, những điều nghiêm cấm trong hoạt động về máu và tế bào gốc...

Tại tờ trình trong hồ sơ gửi Bộ Tư pháp thẩm định, Bộ Y tế đưa ra 2 giải pháp để giải quyết việc lượng máu mỗi năm đang chỉ đáp ứng được 45% nhu cầu.

Thứ nhất, hiến máu sẽ là nghĩa vụ bắt buộc. Công dân phải thực hiện mỗi năm một lần, trừ một số trường hợp không thể. Theo tính toán của Bộ Y tế, nếu việc quy định hiến máu là nghĩa vụ của công dân sẽ giúp nguồn cung cấp máu được đầy đủ và ổn định.

Ước tính với 46 triệu người dân tham gia hiến máu (trừ trẻ em và người bệnh), nhà nước sẽ chi mỗi năm hơn 4.000 tỷ đồng, bao gồm 400 tỷ do quỹ bảo hiểm chi; 3.200 tỷ sẽ do chủ sử dụng lao động bỏ ra để trả tiền lương cho khoảng thời gian người lao động để đi hiến máu. Người lao động sẽ phải bỏ ra thêm 580 tỷ đồng cho việc đi lại...

Khi người dân thực thi quy định này, lượng máu dư thừa khá lớn - gần 28 triệu đơn vị.

Thứ hai, nếu chọn phương án hiến máu tự nguyện đang áp dụng, mỗi năm tốn khoảng 2.000 tỷ đồng cho tất cả các chi phí nói trên. Sau khi tính toán, Bộ Y tế lựa chọn phương án hiến máu tự nguyện.

Theo luật sư Vũ Tiến Vinh, Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật Dân sự năm 2015 đều quy định công dân có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác.

"Điều đó có nghĩa công dân có quyền làm hoặc không làm, tùy theo ý muốn của họ, pháp luật không bắt buộc", ông Vinh nói.

Khi quy định hiến máu là nghĩa vụ phải có chế tài với người không thực hiện, bao gồm mức phạt chính (cảnh cáo, phạt tiền…) và mức phạt bổ sung "cưỡng chế thi hành". "Chúng ta hiển nhiên thấy rằng “cưỡng chế” trong trường hợp này là không thể và nếu chỉ phạt tiền thì khác gì phạt cho tồn tại", ông Vinh nói.

Theo luật sư: "Nếu áp dụng sẽ dư thừa lượng máu như dự báo, khi đó còn yêu cầu công dân tiếp tục hiến máu bắt buộc nữa hay không? Nếu không tổ chức để cho người dân hiến máu theo nghĩa vụ nữa thì cơ quan nhà nước được giao việc này lại không thực hiện đúng luật".

Cùng quan điểm với luật sư Vinh, luật sư Trần Đức Hoàng cho rằng hiện chưa có quốc gia nào bắt buộc người dân hiến máu. Nếu đề xuất này được thông qua Việt Nam sẽ thành quốc gia đầu tiên.

Theo luật sư nếu quy định này được thông qua "chắc chắn sẽ vi phạm điều 20 của Hiến pháp" - không ai có quyền xâm phạm sức khỏe của công dân. Hơn nữa, nó còn xâm phạm quyền bảo mật thông tin cá nhân bởi người dân khi phải đi hiến máu sẽ không còn giữ kín được tình trạng bệnh tật của mình.

luat su neu bat buoc nguoi dan hien mau la trai luat Bộ Y tế: Hiến máu là bắt buộc, đề nghị 1 lần/năm

Bộ Y tế đề xuất quy định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân phải thực hiện 1 năm/lần, chỉ loại ...

luat su neu bat buoc nguoi dan hien mau la trai luat Máu nhóm O ở Viện Huyết học cạn kiệt, chỉ đủ điều trị hai ngày

Tính đến ngày 4/1, lượng máu nhóm O dự trữ tại kho Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương còn 1.295 đơn vị, chỉ ...

Ngày đăng: 15:00 | 11/01/2018

/ VnExpress