Liên quan đến việc hàng trăm doanh nghiệp ngang nhiên mở bến “cóc”, chạy xe “dù” giữa thủ đô, trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Trần Nhật Quang - Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội - xác nhận, có việc tồn tại các nhà xe chạy tuyến cố định “trá hình” xe hợp đồng như Báo Lao Động phản ánh và cho biết:

luat ngam xe du ben coc va loi ich nhom giua thu do can xu ly nghiem trach nhiem nguoi dung dau ky cuoi

Chia sẻ

Nhà xe Trường sơn vẫn ngang nhiên bắt khách trong Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài. Ảnh: PV

Thanh tra Sở GTVT sẽ xử lý nghiêm với các nhà xe này, đồng thời xem xét trách nhiệm của từng cán bộ, thanh tra viên, nhân viên và người đứng đầu các đơn vị, nếu chưa làm tròn trách nhiệm của mình phải chịu trách nhiệm xử lý trước Chánh Thanh tra và Giám đốc Sở.

Tước phù hiệu đối với các doanh nghiệp vi phạm

Theo ông Trần Nhật Quang, hiện nay, một số doanh nghiệp đang biến tướng loại hình vận tải hành khách hợp đồng, “trá hình” chạy tuyến cố định. Đây là một thực trạng tồn tại, khi ở đâu có cầu thì ở đó có cung, chứ không thể triệt tiêu được nhu cầu. Chính vì thế, một mặt nào đó nó đã san xẻ cho hoạt động vận tải hành khách tuyến cố định, nhất là trong dịp tết, hoạt động tại các bến xe khách rất bình ổn, có rất nhiều loại hình vận tải, các doanh nghiệp cũng chủ động đi vào các trường Đại học, các Cty ký hợp đồng trọn gói di chuyển, về mặt nào đó người ta cũng làm tốt lên, tức là san xẻ bớt cho các hoạt động vận tải liên tỉnh trên địa bàn.

Tuy nhiên, khi phóng viên hỏi, nói như vậy là ông ủng hộ hoạt động của các nhà xe “trá hình” xe hợp đồng để vận chuyển hành khách tuyến cố định thì ông Quang cho rằng, đó không phải là ủng hộ, các nhà xe được cấp phù hiệu hợp đồng nhưng “trá hình” chạy tuyến cố định là sai quy định, cái đó cần dẹp bỏ, ở đây đang nói đến các nhà xe chạy hợp đồng nhưng thực hiện đúng quy định.

Ông Quang thừa nhận, trên địa bàn vẫn còn những nhà xe “trá hình” xe chạy tuyến cố định, trong đó có một số nhà xe như Báo Lao Động đã nêu như XE Limousine, Đại Nam Limousine, Hà Lan Limousine, Hưng Long… đều nằm trong danh sách xử lý theo quy định pháp luật. Thanh tra sở sẽ tăng cường chế tài quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp vận tải, tạm thời tước phù hiệu đối với các doanh nghiệp vi phạm, nếu các doanh nghiệp cố tình vi phạm thì tạm thời tước giấy phép kinh doanh vận tải trong thời gian nhất định. Đối với những lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của thanh tra sở, phải phối hợp với chính quyền địa phương, hiện nay thanh tra sở đang làm.

Theo một cán bộ thanh tra Sở GTVT Hà Nội: “Mỗi quận huyện đều có một đội thanh tra giao thông trực thuộc nằm trên địa bàn, các đội đó đều là thành viên ban chỉ đạo 197 của các quận huyện, khi có kế hoạch thanh tra đều phối hợp với chính quyền địa phương để xử lý trên địa bàn, việc phối hợp diễn ra thường xuyên, rất tốt”. Tuy nhiên, khi được hỏi kết quả phối hợp, vì sao hiện nay vẫn còn hàng trăm nhà xe với hàng nghìn đầu xe “trá hình” xe hợp đồng chạy tuyến cố định, khiến hằng năm nhà nước thất thu hàng nghìn tỉ đồng tiền thuế thì vị này vòng vo và không giải thích được.

Về việc xe chạy hợp đồng “trá hình” chạy tuyến cố định, đi vào đường cấm, phố cấm hay chạy trước mặt lực lượng chức năng (thanh tra giao thông, cảnh sát giao thông - PV) nhưng không hề bị kiểm tra, xử lý. Chánh thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết: Sẽ xử lý nghiêm, không bao che, dung túng, không có bất kỳ sự can thiệp nào, công chức vi phạm xử lý theo Luật Công chức, thanh tra vi phạm cũng xử lý nghiêm. Đối với các tổ công tác, phải kịp thời phát hiện, kiểm tra, xử lý nghiêm, kiến nghị đề xuất xử lý những trường hợp vượt thẩm quyền. Về việc thời gian qua chưa thực hiện được việc này, Chánh Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết sẽ xem xét, nếu cần điều chuyển thì điều chuyển, nếu phải kỷ luật sẽ tiến hành kỷ luật theo đúng quy trình.

Cần vào cuộc quyết liệt!

Trao đổi với PV Báo Lao Động về tình trạng hàng trăm nhà xe với hàng nghìn đầu xe “trá hình” xe hợp đồng chạy tuyến cố định diễn ra ở Hà Nội, khiến hằng năm nhà nước thất thu hàng nghìn tỉ đồng tiền thuế, ông Lưu Bình Nhưỡng - Ủy viên Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội - cho biết: Về mặt quản lý nhà nước, nếu “xe dù, bến cóc” hoạt động ở khu vực nào thì thanh tra giao thông, cảnh sát giao thông, lãnh đạo địa phương đó phải chịu trách nhiệm. Không thể để hàng trăm doanh nghiệp vận tải với hàng nghìn đầu xe chạy hợp đồng “trá hình” tuyến cố định gây thất thu ngân sách hàng tỉ đồng như vậy được.

Ông Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, ở đây, cái chính là Sở GTVT Hà Nội chưa thực sự quyết liệt, chính quyền địa phương buông lỏng quản lý, lực lượng chức năng trực tiếp có dấu hiệu “bảo kê” nên “xe dù, bến cóc” mới ngang nhiên hoạt động như vậy. Lỗi lớn ở đây thuộc về lực lượng thanh tra giao thông, cảnh sát giao thông và chủ tịch UBND các quận, huyện, phường, xã nơi để xảy ra tình trạng đó. “Nếu nhà xe đó với các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương không có sự ăn chia gì, tức là không có mối quan hệ với nhau, thì liệu có “bến cóc, xe dù không”(!?) và nếu không có thực thì cần xem xét trách nhiệm về năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của những người này, cần thiết thì chuyển công tác, bố trí công việc khác. Còn nếu có sự móc nối với nhau để ăn chia, lập bến cóc, chạy xe dù, “bảo kê” doanh nghiệp vận tải, thì phải xử lý nghiêm, đây được coi là hành vi đồng phạm, có thể xử lý về hành vi hối lộ và nhận hối lộ. Chúng ta đã có quy định cụ thể rồi, tùy từng trường hợp chúng ta có thể xử lý hành chính, xử lý hình sự, đối với cán bộ công chức phải xử lý theo Luật Công chức.

Cũng về vấn đề này, ông Phạm Văn Hòa - Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp - nhấn mạnh: Tình trạng “bến cóc, xe dù” trong thời gian qua đã gây xáo trộn trong quản lý giao thông vận tải, hành khách trên cả nước, đặc biệt ở các thành phố lớn, gây mất trật tự giao thông mà nhà nước không quản lý được, gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hàng tỉ đồng, đây là trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước đặc biệt là ngành GTVT, chính quyền địa phương trong chuyện quản lý xe, đưa đón khách không đăng ký, không làm nghĩa vụ ngân sách nhà nước, chúng ta cần thiết phải có quản lý và kiểm tra chặt chẽ, phát hiện và xử lý nghiêm khắc với các trường hợp trên mới làm trong sạch được hoạt động vận tải.

Trách nhiệm trên là của cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là thanh tra giao thông, cảnh sát giao thông và chính quyền địa phương. Lúc nào cũng báo cáo thường xuyên xử lý, nhưng ở ngay trước mặt lại không xử lý được, không xử lý nghiêm, để kéo dài, gây bức xúc dư luận, thất thu ngân sách nhà nước. Chúng ta phải xử lý nghiêm với người đứng đầu của thanh tra giao thông, cảnh sát giao thông, chủ tịch các quận, huyện, phường, xã để thấy được tính nghiêm minh của pháp luật và quyết tâm chống tiêu cực của Đảng, Nhà nước, đối với những người có hành vi vi phạm, những người “bảo kê” các doanh nghiệp vận tải trên.

luat ngam xe du ben coc va loi ich nhom giua thu do can xu ly nghiem trach nhiem nguoi dung dau ky cuoi “Luật ngầm” xe dù bến cóc và lợi ích nhóm giữa Thủ đô: Phớt lờ cả văn bản chỉ đạo của Thủ tướng!

Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã có rất nhiều văn bản chỉ đạo kiểm tra, xử lý dứt điểm tình trạng xe “dù”, bến ...

luat ngam xe du ben coc va loi ich nhom giua thu do can xu ly nghiem trach nhiem nguoi dung dau ky cuoi Sở GTVT Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý xe dù bến cóc

Sau loạt bài “Luật ngầm” xe dù bến cóc và lợi ích nhóm giữa Thủ đô, ngày 20.3, Sở GTVT TP Hà Nội ban hành ...

Ngày đăng: 10:11 | 26/03/2018

/ https://laodong.vn