Với việc luật hoá tái nhập Donbass, luật hoá khái niệm “nước Nga xâm lược”, chính quyền Kiev quyết thay đổi vị thế trong cuộc nội chiến Ukraine...
Sputnik ngày 29/8 đưa tin, chính quyền Ukraine - sau khi tham vấn các chuyên gia luật pháp của Đức, Pháp, Mỹ - đã “hoàn tất 99,9%” Dự luật về tái nhập Donbass và sẵn sàng trình Quốc hội nước này xem xét vào mùa thu năm 2017.
"Dự luật về tái nhập Donbass đã được hoàn thành. Việc tham vấn với các đối tác của chúng tôi được thực hiện theo định dạng Norman. Các nhà phân tích và các chuyên gia pháp lý của Mỹ cũng quan tâm tới dự luật này", Thư ký của Chủ tịch quốc hội Ukraine Irina Lutsenko cho biết.
Luật hoá tái nhập Donbass, luật hoá khái niệm “nước Nga xâm lược”, Kiev quyết thay đổi vị thế trong cuộc nội chiến Ukraine |
Theo bà Irina Lutsenko, điểm đáng lưu ý là trong Dự luật tái nhập Donbass, lần đầu tiên khái niệm “nước Nga xâm lược” đã được luật hoá. Ngoài ra, Dự luật cũng vận dụng tinh thần Điều 51, Hiến chương LHQ, xác định chính quyền Ukraine thực hiện quyền tự vệ, chứ không phải gây ra chiến tranh.
Giới phân tích cho rằng, với việc luật hoá tái nhập Donbass, luật hoá khái niệm “nước Nga xâm lược”, chính quyền Kiev quyết thay đổi vị thế trong cuộc nội chiến Ukraine, đẩy lực lượng ly khai vào thế bất lợi và làm giảm ảnh hưởng của Nga tại Donbass.
Luật hoá tái nhập Donbass,
Có thể thấy rằng, việc chính quyền Kiev thực hiện phong toả khu vực miền đông nhằm cô lập lực lượng ly khai, sau khi không thể chiến thắng lực lượng này bằng vũ lực, chính là hành động Kiev tự bắn vào chân mình.
Qua việc làm đó, chính quyền Poroshenko đã khiến những người anh em xa rất thất vọng. Sau khi bán đảo Crimea được tái sáp nhập vào lãnh thổ nước Nga, nếu Kiev tiếp tục để mất Donbass thì coi như ván cờ Ukraine kết thúc với Mỹ và phương Tây.
Chính vì vậy, để giúp Kiev sửa sai, qua đó đảm bảo vị thế của mình tại vùng đệm trong đối trọng với Moscow, Washington và các đồng minh đã tư vấn cho Kiev thực hiện luật pháp hoá chính trị vấn đề đòi ly khai tại vùng Donbass.
Phải nhìn nhận rằng, việc sử dụng công cụ pháp lý - cụ thể là Dự luật tái nhập Donbass - là một nước đi rất công hiệu và kịp thời mà những người anh em xa đã chỉ dẫn cho chính quyền Kiev.
Khi một thực thể muốn ly khai, phá vỡ tính thống nhất của một nhà nước, đều có thể bị đáp trả bằng vũ lực của thực thể đại diện chủ quyền quốc gia, từ đó hình thành nên cuộc nội chiến. Tình hình tại miền đông Ukraine đã diễn ra đúng như vậy.
Tuy nhiên, khi vấn đề chia tách, sáp nhập, tái nhập được luật hoá thì quyền ly khai của các thực thể phải tiến hành theo luật định. Khi đó vấn đề độc lập tại khu vực miền đông Ukraine sẽ rất khó khăn và phức tạp.
Tổng thống Poroshenko đã tìm ra cách giữ Donbass và làm giảm ảnh hưởng của Moscow tại miền đông Ukraine |
Điều quan trọng là quyền ly khai được luật hoá thì việc sử dụng vũ lực sẽ phải chấm dứt, trong khi đây đang là ưu thế của lực lượng ly khai tại Dobass. Nếu sử dụng vũ lực, trong trường hợp này hành động của lực lượng ly khai bị xem là hành động phản loạn và sẽ bị trấn áp.
Rõ ràng, nước đi của Kiev rất hiểm đối với lực lượng ly khai tại miền đông Ukraine. Nó không những khiến Donbass gần như không thể tách khỏi Ukraine trong mọi trường hợp, mà còn tước bỏ công lực của lực lượng chính trị đại diện tại Donbass.
Luật hoá khái niệm nước Nga xâm lược,
Khi vấn đề tái nhập Donbass được luật hoá, quyền lực của chính quyền trung ương Ukraine sẽ được tái xác lập tại khu vực miền đông Ukraine, dù Kiev đang phong toả hay Donbass đang thực hiện ly khai.
Trước đây, những hành động kết nối từ bên ngoài với lực lượng chính trị ly khai tại Donbass bị Kiev lên án là can thiệp vào công việc nội bộ của Ukraine, song khi luật hoá tái nhập Donbass thì hành động đó sẽ bị xem xét bằng công cụ pháp lý.
Khi cuộc xung đột tại miền đông Ukraine nổ ra, rồi Crimea được tái hoà nhập vào lãnh thổ nước Nga, Kiev luôn lên án Moscow có hành động xâm lược Ukraine, song ở đây "nước Nga xâm lược" Ukraine chỉ mang ý nghĩa chính trị.
Mà khái niệm "quốc gia xâm lược" trong một cuộc xung đột vũ trang mang ý nghĩa chính trị thì cộng đồng quốc tế có thể chỉ trích, lên án hay kêu gọi các bên hoà giải, thoả thuận và kết thúc xung đột.
Tuy nhiên khi khái niệm “quốc gia xâm lược” được luật hoá thì vấn đề sẽ hoàn toàn khác. Khi đó quốc gia bị xâm lược có thể kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp đánh đuổi quân xâm lược và mọi hành động đều được đối chiếu với quy định của luật pháp.
Hiện nay, Mỹ, NATO và các nước phương Tây không dễ can thiệp vào tình hình Ukraine, tuy nhiên nếu khái niệm “nước Nga xâm lược” được ghi trong văn bản luật của nhà nước Ukraine thì vấn đề sẽ khác.
Quân đội Ukraine không thể giành chiến thắng trước quân ly khai, song chính quyền Kiev có thể làm điều đó bằng công cụ pháp lý |
Khi đó quân đội NATO hay quân đội Mỹ có thể xuất hiện và đồn trú tại Ukraine cũng như giúp đỡ quân đội nước này trong cuộc xung đột tại miền đông. Mọi hành động của NATO chống lại "yếu tố Nga" xuất hiện tại Donbass, nếu có, đều được xem là giúp Ukraine chống xâm lược.
Đây được nhìn nhận là cách Mỹ và phương Tây giúp Kiev thực hiện “NATO hoá Ukraine”, tức là Ukraine chưa gia nhập NATO, song NATO hoàn toàn có thể giúp đỡ Ukraine, thậm chí quân đội NATO có thể xuất hiện tại Ukraine để chống lại Nga.
Vì vậy, giới phân tích cho rằng, 231 binh sĩ NATO tham gia diễu binh tại Kiev ngày 24/8 được xem là dấu hiệu cho sự xuất hiện của NATO tại Ukraine - sau khi vấn đề tái nhập Donbass được luật hoá - một hành động mà Nga không thể lên án.
Nga bắt giữ đặc nhiệm Ukraine tại Crimea
Theo TASS ngày 15/8, Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) vừa tuyên bố, cơ quan này đã bắt giữ một người được cho ... |
Mỹ chơi quá hiểm độc với Ukraine
Về hình thức, căn cứ này là của Ukraine nhưng thực chất là căn cứ của Mỹ. NATO hiện diện sát nách Nga sẽ không ... |
(http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/luat-hoa-khai-niem-nuoc-nga-xam-luoc-kiev-muon-gi-3342085/)
Ngày đăng: 09:21 | 30/08/2017
Theo Đất Việt /