Đây là nội dung sửa đổi theo dự thảo sửa đổi quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non tư thục vừa được Bộ GDĐT đưa ra lấy ý kiến. Nhiều phụ huynh đã phản đối quy định trên.
Nhiều vụ bạo hành kinh hoàng diễn ra tại cơ sở mầm non tư thục gần đây khiến phụ huynh lo ngại việc tăng sĩ số lớp. Ảnh: TL
Theo đó, trong Dự thảo Thông tư sửa đổi, quy định về cơ cấu tổ chức và quản lý hoạt động của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục được sửa đổi về số trẻ em được tăng từ không quá 50 trẻ lên thành không quá 70 trẻ.
Nói về đề xuất này, chị Nguyễn Thị Huyền (ngõ 89, Quan Nhân, Hà Nội) cho rằng: "Chỉ cần nghe tăng sĩ số thôi đã thấy sợ, trong khi chúng ta đang muốn giảm sĩ số học sinh trên lớp, đặc biệt là đối với mẫu giáo, tiểu học. Lớp mẫu giáo, mầm non là độ tuổi hết sức vất vả để trông coi, chăm sóc. Tôi e rằng, một lớp lên 70 cháu thì ai có thể chăm lo hết được? Mình ở nhà 1 mẹ chăm con còn khó chứ nói gì trên lớp có vài cô giáo chăm tận 70 cháu?".
Đồng quan điểm, anh Minh Hoàng (tầng 5, Chung cư Viện 103, Hà Nội) nói: "Tôi chắc chẳng dám gửi con cho nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục nào mà tận 70 cháu. Thực tế, có thể các nhóm trẻ, lớp trẻ này sẽ được phân chia thành nhiều nhóm nhỏ hơn hay sẽ tăng thêm lượng giáo viên để tiện quản lý nhưng về cơ bản thì cơ sở vật chất của lớp học vẫn không được quy định tăng lên thì chắc chắn tăng sĩ số từ 50 lên 70 thì chất lượng sẽ bị ảnh hưởng".
Nhiều phụ huynh cũng bày tỏ lo ngại vì hiện tượng bạo hành trẻ thời gian gần đây thường xảy ra ở cơ sở mầm non nhỏ lẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục... Những hình ảnh bảo mẫu Lớp mẫu giáo Mầm Xanh (quận 12, TP.HCM) bạo hành trẻ dã man, Hiệu trưởng Trường Mầm non Apollo (quận Bình Thạnh, TP.HCM) doạ ném học sinh qua cửa sổ để ép ăn; cô giáo dùng dép đánh vào đầu, vào mặt trẻ ở Trường Mầm non Sen Vàng (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)... vẫn luôn ám ảnh nhiều phụ huynh khi nghĩ đến gửi trẻ ở trường tư thục.
Đặc điểm của các phụ huynh gửi trẻ trong nhóm trẻ thường là các công nhân nhập cư, lao động nghèo, thời gian eo hẹp, thu nhập thấp... Các cơ sở này hầu như là không có camera để phụ huynh giám sát.
Bên cạnh đó, việc giám sát của các cơ quan chức năng còn hạn chế, đơn vị quản lý thuộc cấp xã, phường không có chuyên môn.
Đặc biệt, vấn đề lo ngại nhất là trình độ chuyên môn của chủ nhóm trẻ, bảo mẫu còn hạn chế nhiều.
Theo quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục, Bộ GDĐT quy định cá nhân đứng tên xin phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục phải có bằng tốt nghiệp THPT trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em hoặc chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục theo quy định. Với điều kiện này, chủ nhóm trẻ dễ dàng đáp ứng yêu cầu, tuy nhiên chất lượng vẫn là điều đáng lo ngại.
Bài học từ lớp mẫu giáo trong rừng của trẻ em Phần Lan
Lá thông và ngọn lửa cháy đượm trong rừng thay thế cho bảng trắng và bàn ghế thông thường ở trường mẫu giáo Phần Lan. |
Chưa từng đến trường, bà mẹ Trung Quốc đăng ký học mẫu giáo với con
Người phụ nữ 31 tuổi muốn học đọc và viết để hướng dẫn cho con, đồng thời mong muốn tìm được công việc tốt hơn ... |
Nga ra lệnh máy bay chiến đấu ở Syria bay cao hơn
Nhật báo Izvestia (Nga) hôm 5-2 đưa tin Moscow đã ra lệnh cho các máy bay chiến đấu của mình tại Syria bay cao hơn ... |
Ngày đăng: 10:33 | 27/03/2018
/ https://laodong.vn